Đòn bẩy tài chính được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều trong chiến lược kinh doanh, bởi nếu biết cách sử dụng đúng sẽ mang lại những khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Nhưng không phải ai cũng hiểu đòn bẩy tài chính là gì? Trong bài viết này, Tuonglaitiente.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính trong tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt là FL.
Theo khái niệm chính xác trong kinh tế học, “đòn bẩy tài chính” thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng khoản vốn đi vay để làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (hoặc vốn chủ sở hữu, hoặc thu nhập trên mỗi cổ phần). Khoản vốn này thuộc vào nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán.
Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu Hệ số nợ:
Hệ số nợ là chỉ số thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng công cụ đòn bẩy. Hệ số nợ càng cao chứng tỏ công ty rất ưa sử dụng công cụ này, ngược lại, hệ số nợ càng thấp thì doanh nghiệp không quá lạm dụng đòn bẩy tài chính.
Đương nhiên, việc sử dụng đòn bẩy ở mức độ cao sẽ cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn. Nhưng cùng với đó sẽ lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp đó. Mức độ đòn bẩy tài chính cao đồng nghĩa với việc vốn chủ sở hữu có tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.
Ví dụ: Dũng và An cùng mở cửa hàng kinh doanh điện thoại, trong đó
– Dũng có 50.000.000VNĐ và mua được 50 chiếc điện thoại với giá 1.000.000 VNĐ/chiếc. Dũng đang dùng nguồn vốn của mình để kinh doanh mà không sử dụng đến đòn bẩy tài chính
– An vay thêm 5.000.000 VNĐ để mua 55 chiếc điện thoại cùng với giá 1.000.000 VNĐ/chiếc. Lúc này, Nam đã sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc sở hữu 55 chiếc điện thoại chỉ với 50.000.000 VNĐ của mình.
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Mặc dù tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bên cạnh lợi nhuận thu về, tuy nhiên, đòn bẩy tài chính vẫn là công cụ tài chính ưa thích của các doanh nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà đầu tư cũng sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng nhất định trong chiến lược kinh doanh của công ty, có thể kể đến như:
- Bù đắp sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh doanh, đồng thời, gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong tương lai.
- Là một công cụ nhằm thúc đẩy mức lợi nhuận sau thuế của chủ doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đây đồng thời cũng là công cụ kìm hãm sự gia tăng mức lợi nhuận đó.
- Là “lá chắn thuế” của doanh nghiệp. Bởi khoản vay cũng như phần tiền lãi được tính vào chi phí của doanh nghiệp, đương nhiên nó sẽ được khấu trừ vào phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn mà vẫn tăng sinh lợi nhuận.
Không chỉ đối với doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các trader khi đầu tư vào lĩnh vực forex. Đây là công cụ giúp các nhà đầu tư nhân số vốn lên gấp nhiều lần, nhằm thu về những khoản lợi nhuận lớn hơn. Các sàn giao dịch sẽ cung cấp cho các trader nhiều mức đòn bẩy khác nhau, ví dụ tại sàn Exness tỷ lệ đòn bẩy tài chính tối đa là 1:2000.
Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
Tổng nợ/Tổng tài sản (D/A)
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
Hệ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục đích vay, lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Để biết được tỷ số này cao hay thấp có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.
Hệ số nợ/Vốn (D/C)
Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu)
Hệ số nợ trên vốn (D/C) này cung cấp cho các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư về sức mạnh về tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó có thể có tình hình tài chính không khả quan.
Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho ta biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số này thể hiện vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Tỷ số này thấp thể hiện khả năng tự chủ tài chính nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều lợi thế của đòn bẩy tài chính.
Hệ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)
Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.
- Chỉ số này > 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Độ lớn của đòn bẩy tài chính tại một mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tính theo công thức sau:
Ở đây, EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. Nếu kí hiệu I là lãi vay phải trả sau một số biến đổi chúng ta có công thức sau:
Trong đó:
- F: Là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)
- v: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
- p: Giá bán đơn vị sản phẩm
- Q: Số lượng sản phẩm bán ra
Như vậy, nếu chủ doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn thì sẽ có lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tăng nhiều hơn khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng, ngược lại sẽ có lợi nhuận của vốn chủ sở hữu giảm nhiều hơn khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm.
Những doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận của vốn chủ sở hữu cao hơn nhưng gắn liền với nó là rủi ro tài chính cũng lớn hơn.
Để hiểu rõ hơn về cách xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính như thế nào đến hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:
Doanh nghiệp A kinh doanh loại sản phẩm B với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ, trong đó bao gồm 50.000.000 VNĐ đi vay với lãi suất 10%/năm. Dự kiến trong năm 2021, doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm, giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000 VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000 VNĐ. Bài toán đặt ra là xác định được mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp.
Ta có:
- I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ
- F = 40.000.000 VNĐ
- v = 14.000 VNĐ
- p = 20.000 VNĐ
- Q = 10.000 sản phẩm.
Áp dụng công thức trên, ta có mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp là:
EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ
Kết luận: Với EBIT = 20.000.000 VNĐ (mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay), khi doanh nghiệp A tăng/giảm 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34%.
Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Sử dụng đòn bẩy tài chính mang đến nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn. Chính vì thế doanh nghiệp phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi chủ đầu tư thiếu định hướng rất dễ đưa tới tình trạng khủng hoảng hoặc nếu chủ đầu tư tính toán sai khiến việc mua bán khó khăn dẫn đến thực trạng ngưng đọng vốn, thậm chí nếu không kịp xoay sở có thể dẫn tới tình trạng trắng tay.
- Việc lựa chọn nguồn vốn cũng phải hết sức thận trọng bởi nếu vay vốn với lãi suất cao thì lợi nhuận sẽ giảm, đồng thời nếu chẳng may gặp rủi ro thì việc lãi suất cao sẽ khiến cho nhà đầu tư điêu đứng. Hãy lựa chọn các ngân hàng đang có chương trình vay vốn ưu đãi như: Vietcombank, BIDV, Sacombank….
Tổng kết
Hiện nay các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính như một “liều thuốc kích thích” với kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ, có thể đem lại lợi nhuận rất cao cũng có thể đem lại rủi ro. Chính vì thế các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư sinh lời.