Tương lai tiền tệ
  • Home
  • Crypto
  • Chứng khoán
  • Kinh tế
  • Podcast
  • Contact
No Result
View All Result
Get Started
Tương lai tiền tệ
  • Home
  • Crypto
  • Chứng khoán
  • Kinh tế
  • Podcast
  • Contact
No Result
View All Result
Tương lai tiền tệ
No Result
View All Result

Cái giá của châu Âu khi cấm vận Nga

Phạm Anh Quang by Phạm Anh Quang
21/03/2022
in Kinh tế
0
Share on FacebookShare on TwitterShare on Telegram

Ngay từ đầu cuộc chiến Ukraine thì châu Âu & Mỹ đã liên tục đưa ra những lệnh trừng phạt, khiến cho nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Tất nhiên, là Nga cũng không ngồi yên chịu trận. Chính quyền của tổng thống Putin cũng đáp trả lại bằng những hành động vô cùng mạnh mẽ khiến cho nhiều nước châu Âu cũng bị rơi vào tình trạng khốn đốn.

Có 3 vấn đề lớn nhất mà châu Âu đang phải gánh chịu ngay lúc này là kinh tế, năng lượng & khủng hoảng người tỵ nạn.

Bây giờ, hãy cùng Tương Lai Tiền Tệ đi tìm hiểu từng vấn đề trong video ngày hôm nay.

Mục lục bài viết

  1. 1. Kinh tế
  2. 2. Năng lượng
  3. 3. Người tỵ nạn

1. Kinh tế

Theo thống kê thì châu Âu chiếm hơn 50% thị trường xuất khẩu của Nga.

Còn châu Âu chỉ xuất khẩu sang Nga có 5% lượng hàng hóa của họ.

Rõ ràng là với con số này, thì Nga đang gặp bất lợi rất lớn, còn với châu Âu thì chỉ như muỗi đốt inox.

Nhưng kể từ khi Nga đưa ra các lệnh trừng phạt trả đũa thì giá cả hàng hóa ở châu Âu đã tăng cao chưa từng thấy.

Ngày 17.3, Cơ quan thống kê Eurostat cho biết, lạm phát giá tiêu dùng tháng Hai ở Châu Âu đã tăng 5,9% so với 0,9% cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng kỷ lục.

Nga còn đưa ra nhiều biện pháp trả đũa khác như tịch thu hơn 500 chiếc máy bay của châu Âu, trị giá khoảng 10 tỷ đô. Họ cũng quyết định quốc hữu hóa khoảng 60 công ty của Mỹ & phương Tây có ý định rút khỏi Nga.

Họ cũng quyết định đóng cửa không phận đối với nhiều nước châu Âu, khiến cho chi phí & thời gian của các chuyến bay tăng đáng kể khi phải bay vòng.

2. Năng lượng

Còn với năng lượng thì từ lâu đây vẫn được coi là con át chủ bài của Nga.

Các quốc gia phương Tây luôn muốn giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga nhưng đều không thành công do nhiều yếu tố như địa lý hay giá cả.

Hiện nay, khoảng 40% lượng khí đốt của châu Âu là nhập khẩu từ Nga. Vậy nên ngay khi Nga quyết định đóng đường dẫn khí đốt sang châu Âu vô thời hạn thì giá đã tăng vọt lên mức kỷ lục  & dự báo sẽ vẫn còn tiếp tục tăng.

Điều này, càng khiến cho giá cả leo thang, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế vừa mới được hồi phục sau đại dịch Covit-19.

Có thể châu Âu sẽ phải đẩy nhanh quá trình mua dầu khí từ những quốc gia khác nhưng điều này sẽ rất khó thực hiện trong thời gian ngắn, bởi 40% là một con số vô cùng lớn.

Còn nếu được thì cũng sẽ phải chịu mức giá cao hơn nhiều so với khi mua từ Nga, bởi hệ thống vận chuyển từ Nga sang châu Âu gần & rẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác trên thế giới.

3. Người tỵ nạn

Ngoài kinh tế & năng lượng thì châu Âu còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác là người tị nạn.

Theo dự đoán thì sẽ có khoảng từ 5 – 10 triệu người Ukraine tràn sang các nước EU.

Nền kinh tế châu Âu mới bắt đầu hồi phục sau đại dịch, giờ lại phải nuôi thêm cả chục triệu miệng ăn thì sẽ vô cùng mệt mỏi.

Đây là áp lực rất lớn lên chính phủ & người dân châu Âu.

Nếu cuộc chiến càng kéo dài, thì lượng người tị nạn sẽ không  dừng lại ở đó. Đây là một vấn đề vô cùng nan giải mà châu Âu sẽ phải đối phó trong thời gian tới.

Điều lo ngại nhất đối với các nước phương Tây là Nga có thể sẽ triển khai nhiều hệ thống hạt nhân tại Ukraine, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của châu Âu & cũng có thể là thứ sẽ khơi mào cho một cuộc đại chiến thế giới mới.

Bạn nghĩ sao về những vấn đề này của châu Âu?

Còn đối với mình thì chiến tranh là điều cực chẳng đã. Dù có là bên thắng đi chăng nữa thì cũng sẽ phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại.

Nên hy vọng các nước có thể sớm ngồi vào bàn đàm phán & kết thúc chiến tranh để người dân bớt phần thống khổ.

Có thể bạn sẽ thích:

  • Nền kinh tế Nga có bị sụp đổ không?
  • Sàn MEXC là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất
  • Thu nhập thụ động là gì? Làm sao để có thu nhập thụ động?

Bài viết liên quan

7 cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp

7 cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp

26/11/2022
0
3.3k

Khi tình hình lạm phát ngày càng tăng cao thì việc chi tiêu, tiết kiệm đối với những người có...

FED là gì? Những điều cần biết về FED

FED là gì? Những điều cần biết về FED

26/11/2022
0
3.3k

FED chắc chắn là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, nơi duy nhất được in đô la Mỹ...

nhung-cach-tao-thu-nhap-thu-dong

10 nguồn thu nhập thụ động phổ biến nhất

08/01/2023
0
3.3k

Nếu bạn đang ngủ, đang đi du lịch mà tiền vẫn tự động chảy về túi bạn thì đó chính...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tương Lai Tiền Tệ

Đầu tư tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư & chịu trách nhiệm với các quyết định của mình!

  • Contact

© 2022 Tương Lai Tiền Tệ Hãy bán sức khỏe & trí tuệ với giá cao nhất nhưng không bao giờ được bán trái tim & tâm hồn!

No Result
View All Result
  • Home
  • Crypto
  • Chứng khoán
  • Kinh tế
  • Podcast
  • Contact

© 2022 Tương Lai Tiền Tệ Hãy bán sức khỏe & trí tuệ với giá cao nhất nhưng không bao giờ được bán trái tim & tâm hồn!