Với một nhà đầu tư tiền điện tử, thì việc cập nhật tin tức Crypto là một điều không thể thiếu.
Nhưng thật khó để có thể tìm và đọc những thông tin thật sự hữu ích và đáng tin.
Vậy thì làm sao để biết được đâu là những nguồn tin tức Crypto đáng tin cậy?
1. Tầm quan trọng của tin tức crypto
Cùng với sự phát triển của công nghệ và Internet, thật không khó để các nhà đầu tư tìm kiếm cho mình một nguồn đọc phù hợp với nhu cầu. Nhưng liệu việc đọc tin tức thật sự hữu ích? Dưới đây là hai lý do tại sao việc đọc tin tức crypto lại quan trọng đến vậy:
- Thứ nhất, đọc tin tức sẽ giúp bạn nắm bắt được biến động thị trường. Hàng ngày, các website đều sẽ “phát hành” những tin tức cập nhật động thái giá của những đồng coin. Và dựa trên những tin tức này, bạn có thể phần nào hiểu rõ (phân tích xem) thị trường đang di chuyển như thế nào. Từ đó, bạn có thể nắm bắt được xu hướng thị trường và đưa ra quyết định có lợi nhất.
- Thứ hai, đây là phương pháp tốt để nâng cao kiến thức và kỹ năng giao dịch của bản thân. Bởi vì đa phần các tác giả đều là những có kiến thức và kinh nghiệm. Thậm chí họ còn có thể là những chuyên gia trong ngành. Bạn có thể học hỏi và thu nhập những thông tin hữu ích từ họ.
Tới đây thì bạn cũng đã phần nào hiểu được lý do mà mình nên thường xuyên cập nhật tin tức rồi đúng không nào? Nhưng vấn đề bây giờ là làm sao để tìm được các nguồn tin hữu ích và đáng tin cậy. Hãy cùng Remitano “khám phá” điều này qua phần tiếp theo nhé!
2. 7 nguồn tin tức crypto hàng ngày
Không thể phủ nhận rằng các nguồn tin tức hàng ngày chính là nguồn thông tin thiết yếu đối với các “crypto-er”. Tuy nhiên, điều này có thể “ngốn” rất nhiều thời gian của bạn. Vì vậy, Remitano sẽ giới thiệu cho bạn 7 trang web tin tức hàng ngày đáng đọc sau.
#1. Coindesk
- Nội dung chính: xoay quanh các tin tức và các bài nghiên cứu liên quan đến thị trường tiền điện tử.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Ưu điểm:
- Giữ vị trí số 1 về lưu lượng người dùng truy cập hằng ngày.
- Theo THE SILICOIN, chất lượng bài viết và tốc độ cập nhật tin tức của Coindesk thì “nhỉnh” hơn đôi chút so với những trang web khác.
- Không có nhiều bài quảng cáo. Trên thực tế, đây quả thật là kênh thông tin chất lượng về Bitcoin và crypto lớn nhất thế giới.
- Có vô vàn bài báo cáo, podcast, video và các công cụ phân tích. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt dễ dàng các xu hướng thị trường của thế giới Crypto.
- Có riêng một mục nghiên cứu (research) với những bài báo cáo hay ho. Nó đặc biệt thích hợp cho người muốn có thêm những kiến thức chuyên sâu về những vấn đề liên quan đến crypto.
#2. Cointelegraph
- Nội dung chính: đa dạng trải dài từ công nghệ blockchain, tiền điện tử tới những xu hướng fintech mới nổi.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Ưu điểm:
- Trang web này đứng thứ hai trong bảng xếp hạng lưu lượng người dùng, chỉ sau Coindesk. Và trang web này đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản.
- Mỗi thứ hai, Cointelegraph sẽ có một bài phân tích giá của các đồng coin hàng đầu như BTC, ETH, XRP,…. Đây cũng là một nguồn tham khảo hữu ích trước khi đưa ra quyết định giao dịch.
#3. CCN
- Nội dung chính: trước đây thì CCN chỉ tập trung phần lớn vào Bitcoin. Thế nhưng, hiện tại thì nội dung đã trở nên đa dạng và phong phú hơn từ tài chính đến chính trị ở cả Hoa Kỳ và trên thế giới.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Ưu điểm:
- Top 3 những website có lưu lượng truy cập cao nhất.
- Đã “loại bỏ” tất cả các thông cáo báo chí được tài trợ ra khỏi nguồn cấp dữ liệu chính. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ “tránh được” những bài đăng với mục đích quảng cáo và có nội dung thiên vị. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm thấy chúng bên góc trái của nguồn cấp dữ liệu chính.
- Có những bài viết tập trung vào sự phát triển tiền điện tử ở Nga, Ukraine và Đông u. Trong khi những trang web khác thì đa phần không đề cập tới.
#4. Bitcoinist
- Nội dung chính: thật sự rất đa dạng với phạm vi bao quát toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử. Nó “trải dài” từ những tin tức kinh doanh, các bài phân tích giá kỹ thuật cho đến thông tin về những sự kiện cộng đồng
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Ưu điểm:
- Một trong những nguồn tin chính về Bitcoin, tiền kỹ thuật số và công nghệ blockchain.
- Có hơn 2 triệu độc giả truy cập vào trang web này.
- Sở hữu” một đội ngũ writer hết sức đáng tin cậy. Họ bao gồm ba biên tập viên có kinh nghiệm và mười hai nhà văn.
- Có chuyên mục phỏng vấn. Đây là nơi “tiết lộ” những thông tin liên quan đến cuộc trò chuyện với những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Và bạn rất có thể “bắt gặp” được những tin tức mới nhất về dự án của họ ở đây.
#5. BeIncrypto
- Nội dung chính: tập trung vào tiền điện tử, blockchain và fintech. Theo như trang web thì mục tiêu chính của nó là:
“….mang sự minh bạch đến với một lĩnh vực vốn được xem là chứa đựng những báo cáo thiếu trung thực, những bài báo được viết theo dạng tài trợ và cả những tin tức được trả phí nhưng với danh nghĩa như 1 loại báo chí trung thực”.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Ưu điểm:
- “Sở hữu” một lực lượng writer đầy kinh nghiệm. Hơn nữa, họ đều có sự quan tâm lớn với công nghệ sổ cái phân tán, tính phi tập trung, quyền riêng tư và vai trò của công nghệ trong xã hội tương lai.
- Những bài viết được đánh giá khá cao về mặt nội dung. Bởi vì, kể từ khi thành lập, trang web này đã phát triển đáng kể để có thể hợp tác với một số chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ.
#6. CryptoSlate
- Nội dung chính: những tin tức cập nhật về công nghệ blockchain và những bài phân tích thị trường crypto.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Ưu điểm:
- Cung cấp kết hợp giữa những dữ liệu, tin tức, bài phân tích và danh mục toàn diện về các dự án tiền điện tử.
- Các bài viết đều phân chia thành từng mục rõ ràng. Ví dụ như BTC, ETH, DeFi,…..
- Cung cấp giá theo thời gian thực cho 2.439 loại tiền điện tử trên 50 lĩnh vực. Điều này sẽ giúp bạn có thể vừa theo dõi được giá của đồng coin mà mình quan tâm vừa cập nhật tin tức mới.
#7. Bitcoin Magazine
- Nội dung chính: tập chung chủ yếu vào Bitcoin và Altcoin. Ngoài ra, trang web này cũng cung cấp thông tin liên quan đến công nghệ blockchain, tiền điện tử, tài chính và cả chính trị.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Ưu điểm:
- Các bài viết của nó thì rất chất lượng và trau chuốt với những thông tin chi tiết.
3. 4 nguồn phân tích độc quyền về Crypto
Chúng ta ai cũng thích đọc một bài phân tích tốt đúng không nào? Thế nhưng, một bài phân tích chất lượng thì đòi hỏi kha khá thời gian và kiến thức. Vì vậy, việc có một nguồn phân tích về các vấn đề liên quan đến crypto, đặc biệt là giá, luôn nhận được “sự ưu ái” của nhiều người. Bây giờ, hãy theo chân mình để “khám phá” 4 nguồn phân tích độc quyền về crypto nhé.
#1. The Block
- Nội dung chính: tập trung vào các bài nghiên cứu và phân tích trong lĩnh vực tài sản số.
- Ưu điểm:
- Danh mục được chia theo từng loại như bài nghiên cứu (research), bài báo cáo (report), podcast, ….
- Có mục dữ liệu (data) riêng. Các dữ liệu này bao gồm cả khối lượng giao dịch trên thị trường giao ngay và tương lai, chỉ số trên chuỗi cho cả BTC và ETH,…. Và đều được trực quan hóa thành biểu đồ.
- Các bài phân tích được gắn thẻ “Our take” với nhiều thông tin bổ ích và kiến thức chuyên sâu.
- Cung cấp “bản đồ” về các nhà đầu tư tiền điện tử theo từng mục như Companies, Traditional VC,….
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch crypto
Mách nhỏ: Theo mình thì đọc tin tức từ Coindesk cùng với những bài phân tích của The Block là sự kết hợp không tồi. Bởi vì bạn vừa có thể bắt kịp được những xu hướng thị trường vừa có được những kiến thức chuyên sâu về tiền điện tử.
#2. ABM crypto
- Nội dung chính: xoay quanh các bài phân tích giá của các đồng tiền điện tử trên thị trường.
- Ưu điểm:
- Ngoài những đồng coin hàng đầu thị trường như BTC, ETH, XRP, thì AMB crypto còn cái các bài phân tích giá của các Altcoin khác như Aave, Cosmos, Zcash, FTX token, ….
- Các bài phân tích giá được phát hành hằng ngày. Đây sẽ là nguồn tham khảo “chân ái” cho các nhà giao dịch trong ngày.
- Có phân ra mục tin tức mới nhất (latest) và mục tin tức phổ biến (popular).
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
#3. Modern Consensus
- Nội dung chính: phong phú bao gồm mọi thứ liên quan đến tiền điện tử và blockchain (kể cả con người, văn hóa và công nghệ).
- Ưu điểm:
- Danh mục được phân loại rõ ràng. Ví dụ như tiền điện tử (cryptocurrencies) thì bao gồm BTC, ETH, XRP, LTC và Altcoin.
- Có các bài nghiên cứu chi tiết và bổ ích về các sự kiện “hot” trên thị trường tiền điện tử. Chẳng hạn như “ETH sắp đạt mức cao nhất mọi thời đại mới”
- Nhược điểm: không có thời gian đăng bài cố định. Có những ngày, thậm chí là cả tuần, Modern Consensus cũng không có bất cứ bài viết mới nào.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
#4. Breaker
- Nội dung chính: chủ yếu xoay quanh chủ đề blockchain. Nó trải dài từ tài sản tiền điện tử cho đến công nghệ sổ cái phân tán.
- Ưu điểm:
- Sở hữu một lực lượng writer hùng hậu bao gồm các chuyên gia blockchain và những nhà báo hàng đầu trong ngành.
- Chất lượng nội dung bài viết được đánh giá cao.
- Có các bài viết đánh giá và phân tích ý tưởng cũng như chuyên mục phỏng vấn.
- Nhược điểm: nội dung các bài viết ở đây thì mang hơi hướng cập nhật thông tin nhiều hơn là phân tích (theo ý kiến cá nhân).
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
4. 4 nguồn bài do người dùng viết (User Generated Content)
Cách thức hoạt động của nền tảng User Generated Content (UGC) cũng giống như Facebook mà chúng ta hay dùng vậy. Vì vậy, nếu muốn cập nhật được những thông tin đáng tin cậy, hãy theo dõi những tác giả nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhé. Sau đây, mình sẽ giới thiệu cho bạn 4 nền tảng phổ biến nhất với các “crypto-er”.
#1. Reddit
- Ưu điểm:
- Là một nguồn tin cập nhật nhất để mọi người có thể nắm bắt nhanh chóng những xu hướng đang diễn ra trong thế giới crypto. Bởi vì mỗi ngày, sẽ có hàng triệu người ở khắp mọi miền trên thế giới chia sẻ kinh nghiệm và những thông tin “nóng hổi” về crypto.
- Có cơ chế upvote và downvote cho cả các bài đăng. Vì vậy, bạn có thể dựa trên đó để tìm ra những bài đăng hữu ích và có giá trị nhất. Tuy nhiên, những thông tin này có thể mang ý chủ quan. Bởi vì vậy cơ chế vote này được thực hiện dựa trên suy nghĩ cá nhân của người dùng.
- Có chuyên mục thảo luận. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể chia sẻ suy nghĩ và thảo luận ý tưởng của mình với những người khác.
- Nhược điểm:
- Có nguy cơ bị lừa bởi những tin tức giả (fake news). Vì vậy, cần phải theo dõi (follow) những cộng đồng đáng tin cậy.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Một vài crypto subreddit đang hoạt động đáng theo dõi:
- r/Bitcoin – nơi mọi người có thể tìm thấy tất cả thông tin liên quan đến BTC.
- r/CryptoCurrencyNews – sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn cập nhật những tin tức mới nhất về thế giới tiền điện tử.
- r/ethtrader – một không gian hết sức phù hợp cho những người có sự quan tâm đặc biệt với Ethereum.
- r/defi – sự lựa chọn số 1 đối với những người thích thú với sự phát triển DeFi.
- r/CryptoMoonShots – nơi mọi người có thể thảo luận về các loại tiền điện tử có vốn hóa thị trường thấp nhưng được đáng giá cao về tiềm năng.
#2. Medium
- Ưu điểm
- Bố cục website này khá thân thiện với với người dùng với giao diện đơn giản và rõ ràng.
- Những nội dung trên Medium thì được sắp xếp theo danh mục thay vì là tác giả như những trang web khác. Thông thường, các bài viết sẽ được sắp xếp theo các số liệu “độc đáo”, chẳng hạn như lượng truy cập, tỷ lệ đọc….
- Có khả năng cao sẽ đọc được bài viết (blog) hết sức hay ho về crypto từ những nhà đầu tư nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp khi “lướt” Medium.
- Là một công cụ tuyệt vời cho những ai muốn hiểu rõ về công nghệ sổ cái phân tán và xu hướng của thị trường tiền điện tử.
- Nhược điểm:
- Medium không có nhiều chuyên mục thảo luận. Thay vào đó, đa số những người dùng lại viết blog trên đây.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
#3. Hackernoon
- Ưu điểm:
- Là một mạng xã hội dành riêng cho những ai yêu thích công nghệ với nội dung thì trải dài từ trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain cho đến tiền điện tử (cryptocurrency).
- Các bài viết đều có chất lượng và được đánh giá hết sức cao.
- Sở hữu đội ngũ writer “hùng hậu” với hơn 15 nghìn người. Điều này cũng có nghĩa rằng dù là trader nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì bạn đều có thể tìm thấy vô vàn lựa chọn “thỏa mãn nhu cầu” tìm kiếm của mình.
- Nhược điểm:
- Cũng giống như Medium, Hackernoon không có nhiều chuyên mục thảo luận. Thay vào đó, các bài viết thường được viết dưới dạng blog.
- Không có tính năng bình luận giống Reddit.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
#4. Steemit
- Ưu điểm:
- Là nền tảng blog lớn nhất dựa trên chuỗi khối STEEM.
- Về cơ bản thì có cấu trúc khá giống với Reddit. Bạn có thể theo dõi các chủ đề mình quan tâm để nắm bắt những thông tin mới nhất. Nói chung, nó khá dễ dùng và thân thiện.
- Bạn còn được trả tiền khi đăng nội dung, bình luận và thậm chí là upvoting bài viết khác.
- Nhược điểm:
- Cộng đồng vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ.
- Dễ gặp nguy hiểm bởi hacker. Vào tháng 7 năm 2016, Steemit bị các hacker nhòm ngó đến. Và hậu quả là tổng cộng 260 tài khoản đã bị xâm nhập cùng hơn 80.000 đô la biến mất.
- Bạn sẽ không thể đặt lại mật khẩu Steemit của mình như những nền tảng khác.
- Đối tượng phù hợp: Những nhà đầu tư có quan tâm đến đồng Steem.
5. 3 nguồn blog tin tức phổ biến
Ngoài những nguồn mình đã liệt kê trên thì bạn vẫn có thể mở rộng thế giới crypto của mình qua những bài blog. Dưới đây là danh sách 3 kênh blog nổi tiếng trong cộng đồng tiền điện tử. Và nó đặc biệt phù hợp với những bạn nào muốn học hỏi từ những chuyên gia và trader khác.
#1. Proof of Work
- Nội dung chính: đây chính là nơi những chuyên gia, nhà lãnh đạo và các kỹ thuật viên cấp cao trong thế giới tiền điện tử chia sẻ về dự án cũng như suy nghĩ của mình. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ nắm bắt được những thông tin mới nhất về dự án từ họ. Và rồi dựa trên đó, bạn sẽ có thể tự phân tích và có những ý tưởng riêng cho mình.
- Ưu điểm:
- Có giao diện dễ nhìn và bố cục rõ ràng. Nội dung thường được chia thành các mục. Ví dụ như Bitcoin và những người bạn (Bitcoin and Friends) hay Coin ẩn danh (Privacy coin).
- Chất lượng của những bài blog cũng được đáng giá khá tốt bởi những người dùng khác.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà đầu tư tiền điện tử nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp.
#2. Woobull
- Nội dung chính: nguồn tư liệu chia sẻ về các chiến lược giao dịch cũng như việc định giá đồng coin.
- Ưu điểm:
- Những bài blog trên đây đều được viết bởi Willy Woo. Anh đã từng viết bài cho Forbes và CoinDesk. Thậm chí, vào năm 2017, anh còn nằm trong top 5 nhà phân tích hàng đầu.
- Các bài blog đều có biểu đồ. Những biểu đồ trong bài viết sẽ trực quan hóa các số liệu thu thập được. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng định giá và dễ dàng theo dõi các chỉ số mạng lưới Bitcoin.
- Nhược điểm: Willy Woo thì hoạt động trên Twitter là chủ yếu. Vì vậy, nếu bạn muốn nhận được thông báo mới nhất về cái bài blog, thì hãy theo dõi anh ấy trên Twitter nhé.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
#3. BitMEX blog
- Ưu điểm: là một nguồn tư liệu đáng tin cậy để bạn tham khảo. Bởi vì thi thoảng, trang web này sẽ công bố những bài nghiên cứu “đáng suy ngẫm” .
- Nhược điểm: những nội dung trên đây chủ yếu chỉ liên quan đến BitMEX (Announcement).
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
6. 8 nguồn podcast tuyệt vời về crypto
Có thể nói, nghe podcast chính là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất để theo dõi những gì đang xảy ra trong thế giới crypto. Đặc biệt là đối với những người bận rộn và có ít thời gian rảnh. Hơn nữa, bởi vì đa số các kênh podcast mà mình sẽ giới thiệu sau đây đều đã có tài khoản riêng trên Youtube. Thế nên, bạn có thể theo dõi họ và nghe chúng trên Youtube, thay vì phải down app về.
Còn giờ thì hãy cùng mình tìm hiểu những kênh podcast phổ biến hàng đầu trong cộng đồng nhé!
#1. Unconfirmed và Unchained
- Chủ kênh: Laura Shin. Cô là cựu biên tập viên cấp cao của Forbes. Và cũng là nhà báo đầu tiên từ các kênh truyền thông chính thống đưa tin về tiền điện tử toàn thời gian.
- Nội dung chính:
- Trong các tập hàng tuần, cô ấy sẽ nói chuyện và trao đổi về các sự kiện hot trong tuần với những nhân vật “máu mặt” trên thị trường tiền điện tử. Ví dụ như Vitalik Buterin, Andre Cronje của Yearn Finance, Brendan Eich của Brave và CEO Binance CZ.
- Ngoài ra, cô còn phỏng vấn những nhà lập pháp và hành pháp, những người có sức ảnh hưởng lớn đến những quy định về crypto trong tương lai.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
- Điểm khác biệt: về thời lượng. Unconfirmed thường có thời lượng ngắn hơn so với Unchained. Thông thường, một tập của Unconfirmed sẽ dài khoảng 20 phút. Trong khi đó, một tập của Unchained thường kéo dài đến 1 tiếng. Do đó, đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời với những người có ít thời gian rảnh.
#2. The Delphi Podcast (Chain Reaction)
- Chủ kênh: Tom Shaughnessy, Kevin Kelly, Piers Kicks và Yan Liberman. Đây là một podcast của Delphi Research.
- Nội dung chính:
- Người dẫn chương trình sẽ trò chuyện và phỏng vấn những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain. Thông thường, nội dụng sẽ liên quan tới một số dự án hot nhất hiện nay.
- Ngoài ra, kênh podcast này còn tập trung nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, pháp lý và kỹ thuật với sự phát triển của công nghệ sổ cái phân tán trên toàn cầu.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử. Đặc biệt là những người muốn đánh giá tiềm năng của những dự án tiền điện tử dựa trên những chia sẻ của các chuyên gia.
#3. Epicenter
- Chủ kênh: Sebastien Couture, Brian Fabian Crain, Meher Roy, Sunny Aggarwal, và Friederike Ernst.
- Nội dung chính:
- Hàng tuần, người dẫn chương trình sẽ phỏng vấn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và doanh nhân về những vấn đề liên quan đến tiền điện tử và blockchain. Qua đó, khán giả sẽ có được một cái nhìn sâu và bao quát hơn về những tác động kinh tế, xã hội cũng như kỹ thuật của ngành công nghiệp này.
- Ngoài ra, những nội dung của Epicenter thường tập trung vào DeFi. Hiện tại, Epicenter đã có hơn 350 tập phỏng vấn các nhà lãnh đạo hàng đầu từ hệ sinh thái Bitcoin, Ethereum cũng như các hệ thống blockchain lớn khác.
- Đối tượng phù hợp: Mọi nhà đầu tư đang quan tâm về các dự án DeFi.
#4. Into the Ether
- Chủ kênh: Eric Conner và Anthony Sassano. Đây là podcast chính thức của ETH Hub.
- Nội dung chính:
- Người dẫn chương trình sẽ có những cuộc thảo luận chuyên sâu, chủ yếu xoay quanh hệ sinh thái Ethereum và DeFi, với các khách mời nổi tiếng. Những chủ đề này trải dài từ các ứng dụng dựa trên Ethereum, các giải pháp mở rộng quy mô đến những vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng Ethereum.
- Ngoài ra, kênh podcast này cũng có các bản tóm tắt tin tức hàng tuần. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt tình hình thị trường một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hiện tại, Into the Ether đã phát hành hơn 150 tập về nhiều chủ đề khác nhau.
- Đối tượng phù hợp: Mọi nhà đầu tư quan tâm đến hệ sinh thái Ethereum và tài chính phi tập trung.
#5. The Ethereal Podcast
- Chủ kênh: Ethereal Summit. Đây là một chuỗi hội nghị toàn cầu tập trung vào việc kết nối các nhà phát triển, công ty và những người có ảnh hưởng hàng đầu đang định hình tương lai của blockchain và Ethereum.
- Nội dung chính: thường xoay quanh các cuộc phỏng vấn với những nhà lãnh đạo hàng đầu về việc xây dựng các giải pháp DeFi nói riêng và công nghệ phi tập trung nói chung. Ví dụ như những nhà lãnh đạo của MakerDAO Nexus Mutual, dYdx hay SKALE.
- Đối tượng phù hợp: Mọi nhà đầu tư quan tâm đến hệ sinh thái Ethereum và DeFi.
#6. Abel’s Abstracts
- Chủ kênh: ETH Global và cựu sinh viên trường Consensys, Abel Tedros.
- Nội dung chính: xoay quanh những buổi trò chuyện giữa Abel và các nhà lãnh đạo hàng đầu của các tổ chức phát triển Web 3.0 và các giải pháp DeFi. Ngoài ra, Abel’s Abstract cũng cập nhật những tin tức “nóng hổi” trong ngành công nghiệp DeFi và blockchain cũng như các vấn đề toàn cầu như COVID và tình hình thị trường tài chính. Thông thường, trong một tháng, kênh sẽ cho ra khoảng 4 tập mới.
- Đối tượng phù hợp: Mọi nhà đầu tư tiền điên tử và đặc biệt phù hợp với những người quan tâm về tài chính phi tập trung.
#7. Wyre Talks
- Chủ kênh: Thomas Scaria
- Nội dung chính: Hàng tuần, Wyre Talks sẽ mời và phỏng vấn “những bộ óc sáng suốt nhất trong lĩnh vực tiền điện tử”. Đó có thể là những CEO, nhà lãnh đạo, nhà sáng lập hoặc những chuyên gia phân tích nổi tiếng. Qua đó, họ sẽ chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình về thế giới BTC, ETH nói riêng và không gian tiền điện tử nói chung.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
#8. Blockcrunch
- Chủ kênh: trưởng bộ phận Nghiên cứu của Spartan Capital, Jason Choi.
- Nội dung chính: xoay quanh việc “giải đáp những thắc mắc” của các nhà đầu tư quan tâm đến tiền điện tử và blockchain. Ví dụ như những các nhà đầu tư nổi tiếng nghĩ gì về loại tài sản kỹ thuật số mới. Hay các công ty khởi nghiệp áp dụng công nghệ blockchain như thế nào.
- Đối tượng phù hợp: mọi nhà giao dịch tiền điện tử.
7. Kết luận
Qua bài viết này, thì chắc hẳn bạn đã nhận ra được tầm quan trọng của việc đọc tin tức Crypto và tìm ra một số nguồn đọc “chân ái” của mình đúng không nào?
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng cái gì quá nhiều cũng không tốt. Một mẹo nhỏ cho bạn là hãy ưu tiên chọn lọc những tin tức ở mục “Đáng đọc” (Must read).
Đôi khi kể cả những nguồn tin hàng đầu, cũng sẽ có chứa một vài bài đăng quảng cáo ẩn. Và thậm chí chúng cũng chẳng được gắn thẻ “quảng cáo”. Vì vậy, bạn cũng nên cẩn thận và tìm hiểu kỹ những nội dung mình đọc.
Có thể bạn sẽ thích:
Ad cho hỏi, mình đọc tin tức qua trang Coin98 có uy tín không?
Trang đó uy tín đó bạn nhé!