Sushiswap là một công cụ mới của nền tảng DeFi đang được phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc.
Lấy hình ảnh là miếng sushi trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Vậy Sushiswap là gì?
Nó khác gì với người anh em Uniswap?
Và tiềm năng đầu tư của nó ra sao?
Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết này nhé!
1. Sushiswap là gì?
Đầu tiên muốn hiểu về Sushiswap, bạn nên hiểu về Uniswap người chị của nó.
Uniswap là một giao thức trao đổi phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Blockchain Ethereum, không sử dụng sổ lệnh. Thay vào đó, nó sử dụng một mô hình được gọi là Automated Market Maker (AMM), nơi các nhà cung cấp thanh khoản thêm tiền vào các nhóm thanh khoản để các trader có thể giao dịch hoán đổi. Bù lại các nhà cung cấp thanh khoản nhận được các khoản phí cho dịch vụ của họ. Uniswap không phát hành token riêng của giao thức.
Sushiswap là một phân kỳ (fork) của Uniswap với một vài sự khác biệt. đáng chú ý nhất là việc Sushiswap có phát hành token riêng với tên gọi SUSHI token. Sushiswap hoạt động giống gần như hoàn toàn so với Uniswap, ngoại trừ việc nó có token riêng. SUSHI token có hai chức năng khi ra mắt: mang lại cho chủ sở hữu quyền quản trị và một phần phí trả cho giao thức. Cụ thể như sau:
Trong Uniswap, phí giao dịch được phân bổ giữa các nhà cung cấp thanh khoản. Còn trong SushiSwap, phí giao dịch cộng với token SUSHI được phân phối cho các nhà cung cấp thanh khoản. Một phần phí cũng được chuyển đổi trở lại trong giao thức SUSHI và được phân phối cho chủ sở hữu các token SUSHI, để nếu các nhà cung cấp thanh khoản ngừng cung cấp tính thanh khoản thì họ vẫn có thể tiếp tục nhận một phần phí của giao thức bằng cách giữ token. Token SUSHI cũng là chìa khóa để họ tham gia vào việc quản trị của giao thức.
2. Nguyên nhân ra đời của Sushiswap
Nhiều người cho rằng sự ra đời của Sushiswap là do nó có thể đáp ứng nhiều tiêu chí của một giao thức phi tập trung hơn khi những người nắm giữ Sushi token có quyền tham gia vào quản trị giao thức. Chủ sở hữu mã thông báo có thể làm gì với các quyền quản trị này? Bất kỳ ai cũng có thể gửi Đề xuất Cải tiến SushiSwap (Sushiswap Improvement Proposal – SIP), sau đó những người nắm giữ SUSHI có thể bỏ phiếu bằng mã thông báo của họ. Đây có thể là những thay đổi nhỏ hoặc thậm chí lớn đối với giao thức SushiSwap.
Thay vì một nhóm truyền thống hơn như Uniswap, sự phát triển của SushiSwap nằm trong tay của những người nắm giữ mã thông báo SUSHI. Một cộng đồng mạnh có thể là một tài sản vô hình vô giá cho bất kỳ dự án token nào, nhưng điều này đặc biệt đúng với giao thức DeFi. Do đó, Sushiswap được coi là phù hợp hơn với tâm lý của một hệ sinh thái phi tập trung.
3. Vampire mining và tiềm năng thu hút đầu tư của Sushiswap so với Uniswap
3.1 Vampire Mining là gì?
Tuy nhiên, sự đổi mới chính của Sushiswap nằm trong định hướng ban đầu của nó là không chỉ gián tiếp cạnh tranh với Uniswap bằng cách cung cấp các ưu đãi bổ sung nói trên, mà nó còn trực tiếp thu hút thanh khoản của Uniswap thông qua kế hoạch có cái tên rất phù hợp là “Vampire Mining”.
Để hiểu khái niệm Vampire Mining, trước tiên bạn phải hiểu rằng các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider) trong Uniswap nhận được một token đại diện cho các khoản tiền gửi của họ trong sàn giao dịch phi tập trung này gọi là LP token. Cách để những người tham gia ban đầu trong Sushiswap kiếm được SUSHI token là gửi LP token trong Uniswap của họ vào đây. Các LP token của Uniswap sau đó sẽ được hoán đổi lại thành số tiền mà họ đã gửi vào Uniswap lúc ban đầu. Và như vậy các thanh khoản trên giao thức Uniswap sẽ trở thành thanh khoản của SushiSwap (xem hình bên dưới).
Việc không chỉ sao chép mô hình của một doanh nghiệp mà còn đánh cắp khách hàng của doanh nghiệp đó là điều chưa từng có trong “thế giới thực”. Tuy nhiên, tài chính phi tập trung DeFi hoạt động như một hệ sinh thái được kết nối liên tục vì các giao thức/sàn giao dịch của DeFi đều có nguồn mở (nghĩa là chúng có thể được sao chép và xây dựng trên đó) và các giao thức/sàn giao dịch này tạo ra những thứ như LP token, mà các token này lại trở thành các phần có thể ghép lại được và có thể được sử dụng ở nơi khác. Nên những tính năng này đã kích hoạt SushiSwap và tính năng Vampire Mining của nó.
3.2 Tiềm năng thu hút đầu tư của Sushiswap so với Uniswap
Với tính năng Vampire Mining trên, SushiSwap không chỉ có thể thu được nhiều LP token của Uniswap, mà nó còn thu về số tiền tương đương 285 triệu USD trong Uniswap. Và con số này lên 1,5 tỷ USD chỉ trong chín ngày, khi các nhà giao dịch mong muốn nhanh chóng dùng LP token của họ để gửi vào SushiSwap.
Theo như hình bên dưới có thể thấy thanh khoản của Uniswap (bên trái) thu hẹp trong khi thanh khoản của Sushiswap (bên phải) tăng lên nhanh chóng
4. Những điều thú vị về nhà sáng lập Sushiswap Chef Nomi
Một điều thú vị và thu hút được nhiều sự chú ý của giới DeFi nữa ở Sushiswap là nhà sáng lập của nó và các hành động của anh ta sau khi tạo ra nó.
Người sáng lập SushiSwap, thường được gọi là bếp trưởng Nomi (Chef Nomi), là một nhà phát triển ẩn danh, anh thường dùng hình avatar là một nhân vật hoạt hình khi đăng bài trên Twitter (xem hình bên dưới).
Khi vừa cho ra đời giao thức này bếp trưởng Nomi từng được coi là một ngôi sao đang lên trong hệ sinh thái DeFi. Chắc chắn rồi, anh ta đã hoàn toàn sao chép Uniswap, nhưng trong một không gian mà các nền tảng nguồn mở là đó là một trò chơi công bằng và mọi người cũng không ngạc nhiên gì. Tuy nhiên, nhà sáng lập này được cho là anh hùng khi đưa ra tuyên bố là tạo ra “DEX của mọi người”. Trong khi Uniswap được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon và được lãnh đạo bởi một nhóm tập trung với số thành viên có thể đếm trên đầu ngón tay, thì SushiSwap được sở hữu và quản lý bởi những người nắm giữ token, hay còn gọi là cộng đồng của nó.
Nomi từng hùng hồn tuyên bố: “Tôi không bán bất kỳ mã thông báo nào.” Đến ngày 5 tháng 9, quỹ phát triển, do một mình anh ta kiểm soát, đang nắm giữ số SUSHI token trị giá khoảng 13 triệu USD — và anh ta đã bí mật giao dịch toàn bộ số token này trên Uniswap để đổi lấy ETH.
Tuy nhiên, không có bí mật nào trong các blockchain mở. Các trader nhanh chóng nhận ra động thái này và giá SUSHI đã sụt giảm 70% trong một ngày chỉ còn 1,2 USD sau khi Nomi đào tẩu. Và trước sự phẫn nộ của công chúng, Nomi cho biết anh ấy làm điều đó vì anh ấy “quan tâm đến cộng đồng” , mặc dù ai cũng biết việc giá token giảm 70% chẳng giúp ích gì cho cộng đồng cả.
5. Nomi chuyển giao quyền lực như thế nào? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến Sushiswap?
Những người nắm giữ SUSHI tuyệt vọng vì hành động của Nomi đã làm giá token sụt giảm. Nhưng họ không phải đợi lâu, một vị anh hùng khác đã xuất hiện. CEO của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX là Sam Bankman-Fried (gọi tắt là SBF) đã xuất hiện không đầy một ngày sau đó, đặt ra một “con đường phía trước cho Sushi”. SBF đã nêu chi tiết trong một bài đăng dài trên Twitter về cách anh ấy sẽ tham gia vào SUSHI, không chỉ vì nó “mang lại lợi nhuận lớn” mà còn vì nó “cho thấy tương lai của DeFi” và Sam Bankman-Fried “thực sự vui mừng vì một công cụ tạo lập thị trường do cộng đồng sở hữu” sẽ phát triển . CEO này kêu gọi nhà sáng lập Nomi chuyển giao quyền lực.
Và cũng trong cùng ngày sau khi SBF đăng bài trên Twitter, nhà sáng lập Nomi đã đưa ra quyết định đơn phương chuyển giao quyền kiểm soát SushiSwap cho SBF.
SBF đã đưa ra một lời kêu gọi cởi mở trên Twitter cho bất kỳ ai muốn trở thành một phần của SushiSwap. “Chúng tôi sẽ chọn ra 20 người đứng đầu theo lượt thích và có một cuộc bỏ phiếu ai là người thích hợp,” chìa khóa sẽ được chuyển cho người chiến thắng và “Sushi sẽ trở lại tay cộng đồng.” Ba ứng cử viên hàng đầu hiện nay là SBF, Robert Leshner của Compound Finance và cộng tác viên ẩn danh của SushiSwap ban đầu 0xMaki.
Trong hai ngày sau khi chuyển giao quyền kiểm soát, cũng có một lỗi được tìm thấy trong đoạn code có tính năng làm tiêu hao thanh khoản của Uniswap. Tuy nhiên, lỗi đó đã nhanh chóng được sửa. Và giá của Sushi token đã tăng trở lại từ mức 1,2 USD và đang dao động quanh mức 2,8 USD.
Có mức lãi suất kỳ vọng hấp dẫn lên đến ba con số đã giữ chân một số nhà đầu tư. Họ có thể sẽ vẫn bám trị lại với Sushiswap cho đến phút cuối cùng và sau đó rút lui nhanh chóng. Tuy nhiên, từ giờ đến lúc đó, chúng ta hãy cùng chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra.
6. Sushiswap đã thay đổi thế giới DeFi như thế nào
SushiSwap, với việc người sáng lập của nó đứng ra bảo lãnh và sau đó giao quyền kiểm soát cho Giám đốc điều hành của một sàn giao dịch tập trung, đã cho thấy nó không đơn giản như nói: cộng đồng tốt/xấu. Nhóm Uniswap đã tạo ra một trong những giao thức hữu ích và có giá trị nhất trên Ethereum với sự hỗ trợ của các quỹ mạo hiểm —DeFi có thể sẽ không phát triển như ngày nay nếu không có Uniswap.
Nhưng nó cũng cho thấy rằng kỳ vọng của những người tham gia DeFi đã thay đổi. Các giao thức được kỳ vọng sẽ chia sẻ quyền quản trị và doanh thu với người dùng và cách tốt nhất để làm điều đó vào lúc này là sử dụng token. Những người không thích ứng có khả năng bị chia rẽ. Trong trường hợp của Uniswap, nếu không phải là SushiSwap, thì sẽ là những người khác. Cách khắc phục tốt nhất có thể sẽ là tạo ra Uniswap token của chính nó.
7. Kết luận
Với những ưu đã hấp dẫn và sáng kiến đưa quyền quản trị cho cộng đồng người dùng, rõ ràng Sushiswap đã thể hiện được những ưu điểm của mình so với người chị của nó là Uniswap và thu hút được một lượng lớn người dùng.
Tuy nhiên, lời khuyên cho NĐT Việt đó là vẫn nên thận trọng vì trong thế giới DeFi, số phận của một sản phẩm mới đôi khi rất mong manh và nếu đặt cược tất cả vào nó, đó có lẽ không phải là một lựa chọn khôn ngoan lắm. Có lẽ, NĐT nên coi việc khai thác thanh khoản như một phần, có thể là nhỏ, trong cơ cấu đầu tư và tài chính của họ, hơn là đưa tất cả vào một rổ.
Đó là nhận định của tôi về Sushiswap, ý kiến của bạn như thế nào?
Có thể bạn sẽ thích: