Nếu bạn muốn giao dịch trên các sàn tiền điện tử thì KYC là việc bắt buộc.
Vậy thì KYC là gì?
KYC có quan trọng không?
Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết này để các bạn có thể tham khảo nhé!
1. KYC là gì?
KYC (Know Your Customer) có nghĩa là xác minh khách hàng của bạn. Đây là giai đoạn đầu tiên để thẩm định khách hàng trong các quy trình chống rửa tiền (AML).
Khi một người dùng mới muốn đăng kí trên các sàn giao dịch họ được yêu cầu KYC để xác minh danh tính. Điều này, giúp các sàn giao dịch phân tích được mức độ rủi ro mà khách hàng có thể mang lại.
KYC bao gồm 2 quy trình chính:
- Thu thập thông tin cá nhân (PII – Personally identifiable information) thông qua giấy tờ tùy thân như là chứng minh thư, căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe…
- Xác minh khách hàng bằng cách đánh dấu các cá nhân tiếp xúc với chính trị (PEP- Politically Exposed Person) và những cá nhân có tiền án, tiền sự.
2. KYC có quan trọng không?
2.1 KYC làm giảm nguy cơ hoạt động của tội phạm tài chính
Việc áp dụng KYC sẽ giúp các sàn giao dịch xác định được những đối tượng đáng nghi, từ đó phòng ngừa được những hành vi tội phạm xảy ra. Cụ thể, khi những kẻ xấu đăng ký thành công trên các sàn giao dịch, nó sẽ mở ra cánh cửa cho các vụ hack tinh vi và các phi vụ lừa đảo. Chẳng hạn, tin tặc đã từng đánh cắp 32 triệu đô la từ ví nóng của sàn giao dịch tiền điện tử BITpoint Nhật Bản. Hay một số khối lượng Bitcoin trị giá 40 triệu đô la cũng đã bị đánh cắp trong một vụ tấn công mạng vào hệ thống của Binance.
Do đó, KYC làm giảm nguy cơ về tội phạm tài chính khi người dùng của sàn được xác minh danh tính. Cụ thể, nó giúp loại bỏ những kẻ có hành vi khả nghi, từ đó ngăn chặn các hành vi trái phép thông qua sàn giao dịch hoặc ví điện tử.
2.2 KYC giúp xây dựng niềm tin của khách hàng
Các sàn giao dịch tiền điện tử là nơi tập trung tài sản của người dùng. Tuy nhiên, nếu một sàn giao dịch có sự tham gia của nhiều đối tượng phạm tội và kẻ lừa đảo, người dùng sẽ ngừng giao dịch trên sàn đó. Lúc này, KYC trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó là một cách để sàn nâng cao uy tín của mình trong mắt khách hàng, giúp khách hàng biết được rằng họ đang giao dịch trong một môi trường an toàn, với những người đáng tin cậy do đã được xác minh danh tính rõ ràng.
2.3 KYC giúp ổn định thị trường tiền điện tử
KYC là một cách đánh giá rủi ro từ các sàn giao dịch, giúp ổn định thị trường thông qua việc tăng cường sự tin tưởng. Hệ thống xác minh danh tính giúp các sàn giao dịch biết khách hàng của mình là ai và loại bỏ những kẻ phạm tội. Thông qua KYC, các sàn giao dịch có thể nhấn mạnh mức độ đáng tin cậy và xây dựng uy tín đối với người dùng mới.
2.4 KYC đảm bảo các sàn giao dịch tuân thủ quy định pháp luật
Các sàn giao dịch tiền điện tử không tuân thủ quy định AML sẽ phải chịu những khoản tiền phạt khổng lồ và án phạt nghiêm ngặt. Tại Hoa Kỳ, các sàn giao dịch có thể phải đối mặt với mức tiền phạt lên tới 20 triệu đô la, án tù lên đến 30 năm, và mức phạt dân sự lên tới 65 000 đô là cho mỗi vi phạm. Vì thế, với việc áp dụng chính xác các quy trình KYC và AML, các sàn giao dịch có thể tự bảo vệ mình trước các mức phạt nghiêm trọng trong vấn đề này.
3. KYC như thế nào?
Để hoàn thành KYC, người dùng cần cung cấp các thông tin, bao gồm tên đầy đủ, ngày sinh, địa chỉ, số an sinh xã hội và số điện thoại hoặc địa chỉ email. Ngoài ra cũng phải cung cấp giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp. Các nền tảng khác nhau có yêu cầu về thủ tục khác nhau. Đối với các giao dịch rút tiền lớn hơn thường yêu cầu người dùng gửi nhiều giấy tờ hơn.
KYC dù đem lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng sẽ có nhiều những điểm yếu.
Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần bên dưới nhé!
4. Những nhược điểm của KYC
4.1 KYC thủ công gây tốn kém
Gia tăng quy định đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí. Các sàn giao dịch phải bỏ tiền để đăng ký với các cơ quan chức năng. Họ cũng phải chi trả cho các chương trình xác minh và các quy trình liên quan. Chẳng hạn, các sàn giao dịch sẽ phải chi trả chi phí cho bên thứ ba thực hiện công đoạn xác minh. Thêm vào đó, các sàn giao dịch sẽ phải chi bổ sung nguồn lực nhằm đảm bảo việc giám sát diễn ra liên tục.
4.2 Để hoàn thành xác minh KYC tốn rất nhiều thời gian
Người dùng cần hoàn thành KYC cho mọi giao dịch mà họ thực hiện. Quá trình này ‘ngốn’ kha khá thời gian từ bước xác minh cho đến khi hoàn thành. Trong một số trường hợp, có thể lên đến 30 ngày. Điều này khiến cho tỷ lệ từ bỏ thực hiện giao dịch của khách hàng tăng cao.
4.3 KYC thông thường gặp vấn đề trong bảo mật dữ liệu
Các quy trình KYC thủ công liên quan đến việc thu thập, lưu trữ và chia sẻ nhiều dữ liệu cá nhân. Thông tin cá nhân nhạy cảm đang được chuyển cho vô số các bên thứ ba thực hiện KYC. Nếu không có quy trình bảo mật dữ liệu đủ mạnh, đây sẽ là ‘miếng mồi ngon’ cho các tin tặc xâu xé.
4.4 KYC hiện tại không thể nâng cấp nếu tăng thêm quy định
Khi các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) được phát hành, thì chắc chắn quy định sẽ được mở rộng. Chính phủ có thể lợi dụng điều này để ngăn chặn tiền điện tử tư nhân vượt qua tiền điện tử của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, hoạt động rửa tiền có xu thế bành trướng trên toàn cầu. Vì thế, việc gia tăng các quy định nghiêm ngặt sẽ là cách để giải quyết vấn đề này.
Thế nhưng, các sàn giao dịch vẫn đang phải vật lộn để giải quyết nguồn lực và ngân sách dành cho KYC thủ công. Sẽ rất khó để các sàn giao dịch tuân thủ các quy định mới với quy trình KYC không thể nâng cấp như hiện nay. Vậy có cách nào để khắc phục những yếu điểm của ‘chiến binh’ KYC hay không? Và câu trả lời là có.
5. Kết luận
KYC là tấm lá chắn bảo vệ sàn giao dịch tiền điện tử khỏi những kẻ phạm tội. Tuy nhiên, các quy trình thủ công lại tồn tại nhiều thách thức.
Vậy nhưng tầm quan trọng của KYC là không thể phủ nhận, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin trở thành ‘miếng bánh ngon’ dành cho tội phạm tài chính và công nghệ.
Bạn còn chần chờ gì nữa?
Hãy thực hiện ngay KYC trên các sàn giao dịch ngay để tăng cường bảo mật cho tài khoản của bạn.
Và đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này tới cho mọi người nhé!
Có thể bạn sẽ cần: