Tương lai tiền tệ
  • Home
  • Crypto
  • Chứng khoán
  • Kinh tế
  • Podcast
  • Contact
No Result
View All Result
Get Started
Tương lai tiền tệ
  • Home
  • Crypto
  • Chứng khoán
  • Kinh tế
  • Podcast
  • Contact
No Result
View All Result
Tương lai tiền tệ
No Result
View All Result

Defi là gì? Toàn bộ tài liệu Defi dành cho người mới

Phạm Anh Quang by Phạm Anh Quang
17/03/2021
in Crypto
0
Share on FacebookShare on TwitterShare on Telegram

DeFi hay còn gọi là tài chính phi tập trung, là một nền tảng tập hợp những dự án tài chính phi tập trung, đang được xây dựng trên Ethereum và các Blockchain khác.

Các ứng dụng này nhằm mục đích tái tạo hệ thống tài chính truyền thống. Bên cạnh đó, chúng còn có thể thay thế các trung gian như ngân hàng bằng các hợp đồng thông minh, giao thức và tài sản phi tập trung.

Khóa học về Decentralized Finance

Mục lục bài viết

  1. 1. DeFi là gì?
  2. 2. Ưu & nhược điểm của DeFi
    1. 2.1 Ưu điểm
    2. 2.2 Nhược điểm
  3. 3. Một số ứng dụng thường thấy của DeFi trong Crypto
    1. 3.1 Vay và cho vay (Lending)
    2. 3.2 Các sản phẩm phái sinh DeFi
    3. 3.3  Công cụ quản lý tài sản
    4. 3.4 Bảo hiểm phi tập trung
  4. 4. Hợp đồng thông minh có vai trò gì trong DeFi?
  5. 5. DeFi phải đối mặt với những thách thức nào?
  6. 6. Kết luận

1. DeFi là gì?

Tài chính phi tập trung (hay đơn giản là DeFi) là một hệ sinh thái bao gồm các ứng dụng tài chính được xây dựng dựa trên các mạng blockchain.

Cụ thể hơn, thuật ngữ Tài chính phi tập trung có thể mô tả một phong trào nhằm tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ tài chính minh bạch, nguồn mở và không cần cấp quyền mà tất cả mọi người đều có thể truy cập và hoạt động mà không cần bất kỳ cơ quan trung tâm nào. Người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát tài sản của mình và tương tác với hệ sinh thái này thông qua các ứng dụng mạng ngang hàng (P2P), các ứng dụng phi tập trung (dapps).

Lợi ích chính của DeFi là giúp dễ dàng truy cập các dịch vụ tài chính, đặc biệt đối với những người không được tiếp cận hệ thống tài chính hiện tại. Một lợi thế tiềm năng khác của DeFi là khung gồm nhiều mô-đun được xây dựng dựa trên các ứng dụng DeFi – có thể tương tác trên các blockchain công khai, có thể tạo ra các thị trường, sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn toàn mới.

Bài viết này sẽ cung cấp một bài giới thiệu về DeFi là gì, các ứng dụng tiềm năng của nó, những hạn chế và các vấn đề khác nữa.

2. Ưu & nhược điểm của DeFi

Mặc dù có vẻ như DeFi đang là xu hướng của tương lai nhưng xét về góc nhìn toàn diện thì bản thân mô hình này cũng có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Cụ thể

2.1 Ưu điểm

  • Tính không cần sự cho phép: Blockchain là công nghệ đằng sau của mô hình này. Thế nên nó loại bỏ được yếu tố là các tổ chức trung gian như ngân hàng hay Chính phủ. Lúc này bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được với các sản phẩm dịch vụ về tài chính mà không cần phải được sự cho phép và quản lý bởi Chính phủ.
  • Tính phi tín nhiệm: Ở DeFi việc tín nhiệm hoàn toàn là điều không cần thiết. Luật chơi được đưa ra và các bên phải tuân theo luật chơi đó. Và lúc này smart contract chính là trọng tài giúp duy trì luật chơi đó và đảm bảo quyền lợi của các bên. Mà đã là smart contract thì gần như không có gì có thể thay đổi hoặc tác động vào được rồi.
  • Tính minh bạch: Với DeFi mọi thông tin bạn có thể theo dõi và quản lý trên một sổ cái chung toàn cầu. Và đương nhiên bất kỳ ai cũng có thể truy cập và xem được những thông tin này.

2.2 Nhược điểm

  • Hợp pháp: Bản thân DeFi hay thậm chí là công nghệ blockchain vẫn còn đang là một dấu hỏi lớn hiện nay. Thực ra mình nghĩ cái chúng ta đang tiếp cận mới chỉ là giai đoạn đầu của blockchain mà thôi. Còn thực tế nó như thế nào thì có lẽ còn phải cần thêm nhiều thời gian để kiểm chứng. Cũng chính vì nó quá mới như vậy nên ở đại đa số các nước, blockchain và các sản phẩm của nó đều chưa được công nhận là hợp pháp. Điều này nghĩa là nếu như có tranh chấp xảy ra chắc chắn sẽ không có Chính phủ nào đứng ra giải quyết hay bảo lãnh cho chuyện đó cả.
  • Tính ứng dụng: Cứ cho như là blockchain là một giải pháp hiệu quả đi. Nhưng để phổ cập và khiến nó trở nên rộng rãi như tài chính truyền thống hiện nay thì chắc sẽ còn phải mất kha khá thời gian. Nhất là với những nước công nghệ còn chưa thực sự phát triển toàn diện như Việt Nam hiện nay.

3. Một số ứng dụng thường thấy của DeFi trong Crypto

Như mình có chia sẻ, bản chất DeFi cũng giống như việc chúng ta “bê nguyên” các sản phẩm tài chính truyền thống và đặt nó trên blockchain mà thôi. Thế nên dễ thấy một số ứng dụng sau đây:

3.1 Vay và cho vay (Lending)

P2P Lending có lẽ là thứ đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến. Quay lại thực tại hiện nay để hai người có thể cho nhau vay tiền thì chắc chắn họ phải có sự quen biết hoặc phải thông qua ngân hàng. Chẳng ai dại mà cho người lạ vay tiền cả.

Nhưng với DeFi thì khác. Bạn có thể cho một cá nhân bạn chưa từng quen biết ở tận châu lục nào đó vay tiền mà không sợ rủi ro bị bùng nợ. Smart contract và DeFi sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Các nền tảng cho vay trong thị trường tài chính phi tập trung cung cấp các khoản vay cho người đi vay hoặc các doanh nghiệp theo các giao thức không cần thiết lập sự tin cậy ban đầu, tức là không cần bất kỳ bên trung gian nào, trong khi vẫn đem lại cho người tham gia những khoản lãi suất trên tiền gửi điện tử và stablecoin.

Về loại blockchain được sử dụng, Ethereum và EOS là hai tên tuổi thống trị thị trường cho vay DeFi. Trong khi hầu hết các ứng dụng cho vay DeFi được xây dựng trên blockchain Ethereum (15 tính đến tháng 6 năm 2019), thì EOS lại lập kỷ lục về số tiền cao nhất (hơn 600 triệu đô la) được mã hóa bởi một công nghệ blockchain.

Tỷ lệ cho vay và đi vay truyền thống của các tổ chức tín dụng đối với đồng USD ở Mỹ nằm trong khoảng từ 2-3%. Tuy nhiên, lãi suất cho vay và đi vay trong không gian DeFi cao hơn, cụ thể lãi suất đi vay ở mức 6-10% đối với đồng USDC và lên đến 17,5% đối với đồng DAI.

3 nền tảng cho vay tiêu biểu trên DeFi:

Ví dụ về các nền tảng và giao thức loại không giám sát là Dharma, Compound, Maker, Nuo Network, dYdX, Fulcrum, ETHLend, v.v. Trong khi BlockFi và Nexo sẽ là ví dụ về các nền tảng có giám sát. MakerDAO, Dharma và Compound đại diện cho gần 80% tổng số đồng Ethereum được mã hóa trong các nền tảng DeFi. Hãy cùng xem xét các nền tảng này.

  • Dharma là một nền tảng cho vay ngang hàng bán tập trung dựa trên nền tảng blockchain Ethereum. Nền tảng này cho phép dùng các đồng tiền như DAI, ETH, USDC làm tài sản thế chấp. Tỷ lệ tài sản đảm bảo trung bình là 210%. Và lãi suất thay đổi đối với mỗi đồng tiền khác nhau. Dharma cho phép người dùng cho vay và mượn tiền trong 90 ngày với lãi suất cố định. Ở đây lãi suất cho vay và đi vay ngang nhau. Lãi suất này được xác định theo cách thủ công trong một quy trình hộp đen. Một sự thật thú vị ở đây là ngay cả khi một người đi vay trả khoản vay trước 90 ngày, anh ta vẫn phải trả tổng tiền lãi cho cả 90 ngày.
  • Compound cũng là một giao thức thị trường tiền tệ dựa trên công nghệ blockchain Ethereum dành cho nhiều loại token khác nhau. Giao thức này hỗ trợ các token như BAT, DAI, ETH, USDC, REP, ZRX. Mọi thị trường tài sản đều được kết nối với cToken (đây là loại token hoạt động như một token trung gian cho tất cả các giao dịch) và người cho vay kiếm được lãi suất thông qua cToken. Compound là coi một giao thức ngang hàng thuộc nhóm tạo thanh khoản. Không giống như Dharma, lãi suất ở đây không cố định. Nó thay đổi dựa trên cung cầu trên thị trường tại từng thời điểm. Lãi suất sẽ tăng khi có nhu cầu dư thừa từ người đi vay và giảm khi có quá nhiều khoản có thể cho vay. Lãi suất cho vay luôn thấp hơn lãi suất đi vay để tạo tính thanh khoản cao hơn.
  • MakerDao: Đồng stablecoin DAI của cộng đồng Maker có lẽ là đồng tiền tổng hợp nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi nhất trong DeFi. Nền tảng MakerDao hỗ trợ các token DAI và ETH và cũng dựa trên blockchain Ethereum. Nền tảng này cho phép người dùng vay đồng DAI (đồng tiền được chốt giá mềm với đồng USD) bằng cách đặt token ETH trong một kho dự trữ được gọi là “Vị Trí Nợ Thế Chấp” (Collateralized Debt Position – CDP). Các khoản cho vay trong nền tảng này được tín chấp dư ở tỷ lệ trên 150% khi bắt đầu khoản vay – đến khoảng 480%. Có các cơ chế khác nhau dành cho các stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử để duy trì sự giá trị cố định của nó so với tiền đồng tiền pháp định.Không giống như các mô hình mạng ngang hàng nơi các đồng tiền số hiện có được chuyển giao trực tiếp giữa các bên của giao dịch, ở giao thức MakerDao chủ động phát hành tiền từ các kho dự trữ nói trên. Token Maker cho phép người dùng tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập như thu “phí quản lý”, phí này được xem như lãi suất của mạng lưới.

3.2 Các sản phẩm phái sinh DeFi

Hợp đồng phái sinh là một hợp đồng tài chính giữa hai hoặc nhiều bên mà giá trị của nó tùy thuộc vào sự biến động giá của một thực thể cơ sở khác. Thực thể cơ sở này có thể là tài sản thật, lãi suất hoặc chỉ số, cũng như trái phiếu hay hàng hóa, v.v. và thường được gọi là “tài sản cơ sở”.

Các công cụ phái sinh trong DeFi cung cấp tính linh hoạt cao trên nhiều tài sản và nền tảng. Công nghệ blockchain hợp đồng thông minh có thể phát hành các hợp đồng phái sinh đã mã hóa được thực thi một cách tự động và không cần sự cho phép của một cơ quan tập trung nào cả.

Khóa học về Decentralized Finance

Mặc dù vẫn được sử dụng cho nhiều mục đích khác, có hai mục đích chính của việc sử dụng các công cụ phái sinh: 1) Bảo vệ NĐT khỏi biến động giá trong tương lai bằng cách ký hợp đồng mua một tài sản ở một mức giá nhất định; 2) Thu lợi nhuận bằng cách dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.

Có 4 loại hợp đồng phái sinh chính:

a. Hợp đồng tương lai – Đối với loại hợp đồng này người mua phải mua một tài sản tại một mức giá thỏa thuận vào một ngày cố định trong tương lai. Các hợp đồng này được giao dịch trên các sàn .\
b. Hợp đồng kỳ hạn – Tương tự như hợp đồng tương lai nhưng có thể tùy chỉnh và linh hoạt hơn để phù hợp với cả hai bên.\
c. Hợp đồng quyền chọn – Đối với loại hợp đồng này người mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán tài sản cơ sở ở một mức giá cụ thể.\
d. Hợp đồng hoán đổi – Các hợp đồng này cho phép hai bên trao đổi một loại dòng tiền này cho một loại dòng tiền khác (thường là giữa dòng cố định và dòng thả nổi). Sự hoán đổi này thường là giữa lãi suất và tiền điện tử.

Chiến lược khi đầu tư vào các hợp đồng phái sinh DeFi

Trong không gian DeFi, hợp đồng tương lai rất cần thiết cho các trader trong việc bảo vệ vị thế lợi nhuận hiện tại và giảm thiểu rủi ro biến động giá của tiền điện tử trong tương lai. Các loại hợp đồng phái sinh khác lại cho phép trader thu được lợi nhuận từ sự biến động giá của Bitcoin và các altcoin khác – mua ngay bây giờ ở mức giá thấp và bán lại ở giá cao hơn sau đó. Nhưng đây là một chiến lược rất rủi ro vì nó chỉ phù hợp trong thị trường tăng giá.

Một chiến lược khác là bán khống (shorting) cũng được áp dụng trong không gian DeFi. Trong bối cảnh thị trường đang giảm giá, một trader có thể đi vay tài sản từ một sàn giao dịch hoặc người môi giới, và bán tài sản tại mức giá hiện tại của thị trường. Sau đó khi giá tài sản đi vay giảm nhiều, người đi vay mua lại cùng một lượng tài sản nhưng ở mức giá thấp hơn trước và trả lại bên cho vay, do đó thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá. Trader chia một phần lợi nhuận cho người cho vay.

Vậy, giao dịch hợp đồng phái sinh DeFi ở đâu?

Ví dụ: Các sàn giao dịch tổ chức như LedgerX bắt đầu giao dịch các hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn có quy định từ tháng 10 năm 2017 theo sự chấp thuận của Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai Hoa Kỳ (CFTC). Trong khi đó, Bakkt là một nền tảng khác cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai đối với đồng Bitcoin. Các sàn giao dịch tiền điện tử lớn như OKEx cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi vĩnh viễn. Daxia, Set Protocol, Synthetix, UMA thuộc danh mục này.

Synthetix là một nền tảng phát hành nhiều cấp, loại có tài sản thế chấp và đồng thời là một sàn giao dịch, cho phép người dùng tạo ra các tài sản tổng hợp khác nhau, bao gồm tiền pháp định, tiền điện tử, các hợp đồng phái sinh. Đây là một nền tảng giao dịch ngang hàng. Các token của Synthetix cung cấp khả năng tiếp xúc với hơn 20 tài sản khác nhau như bitcoin, đô la Mỹ, vàng, TESLA và AAPL trong chuỗi khối ethereum.

Lưu ý: Synthetics là các công cụ tài chính tổng hợp trong khi Synthetix là tên của một sàn giao dịch tài sản tổng hợp.

Người dùng đặt tài sản thế chấp dưới dạng token SNX để tạo tài sản tổng hợp. Sau đó, họ có thể trao đổi hoặc hoán đổi một tài sản tổng hợp này với một tài sản tổng hợp khác, tương tự như định giá lại tài sản thế chấp thông qua một hộp tiên tri. Không có đối tác trực tiếp tham gia vào quá trình này. Synthetix sử dụng cơ chế tài sản thế chấp tổng hợp và do đó, những người tham gia cộng đồng này đồng gánh chịu rủi ro đối với các vị trí tổng hợp của người dùng.

UMA là một nền tảng hợp đồng tài chính phi tập trung cho phép giao dịch hoán đổi tổng lợi nhuận trên nền tảng blockchain Ethereum từ đó cung cấp khả năng tiếp xúc với sản phẩm tổng hợp của nhiều tài sản khác.

Giao thức mã nguồn mở của UMA cho phép bất kỳ hai đối tác nào tùy chỉnh và thiết lập hợp đồng tài chính thông minh của riêng họ, với các điều khoản riêng, yêu cầu ký quỹ và điều khoản chấm dứt hợp đồng. Nhưng các hợp đồng này được bảo đảm bằng các ưu đãi kinh tế. Nền tảng này cũng sử dụng một hộp tiên tri với dữ liệu giá được nạp vào để trả lại giá hiện tại của tài sản cơ sở.

Một ví dụ về triển khai giao thức của UMA là token USStocks ERC20, đại diện cho chỉ số S&P 500 của Hoa Kỳ và được giao dịch trên sàn DDEX, sàn giao dịch phi tập trung có trụ sở tại Bắc Kinh. Token này thế chấp hoàn toàn một bên của hợp đồng và phát hành token cho giá trị tài khoản ký quỹ. Điều này dẫn đến kết quả là bên mua hợp đồng có quyền sở hữu tổng hợp.

3.3  Công cụ quản lý tài sản

Các công cụ quản lý tài sản hoạt động như một bên giám sát nhưng cụ thể hơn là một tổ chức tài chính chuyên biệt nhằm bảo vệ tài sản của người dùng và không tham gia vào bất kỳ dịch vụ thương mại hoặc ngân hàng truyền thống nào cả. Trong không gian DeFi, các công cụ quản lý tài sản bao gồm ví, ứng dụng và trang tổng quan để quản lý tài sản của người dùng.

Các cổng tiền điện tử tương tác với các Web 3.0 phải an toàn, trực quan và bất kỳ người dùng nào trên khắp thế giới đều truy cập được, nhưng vẫn cung cấp toàn quyền kiểm soát cho người dùng. Do đó, các công cụ quản lý tài sản, chẳng hạn như ví không giám sát, cần thiết trong việc phát triển web 3.0 trở thành xu hướng phổ biến.

Đối với một nhà đầu tư mới, quá trình này rất phức tạp – thiết lập ví điện tử, tìm kiếm các sàn giao dịch, phân tán tài sản để đảm bảo mức độ đa dạng hóa, theo dõi chúng trên nhiều nền tảng, v.v. . Do đó, các công cụ quản lý tài sản tiền điện tử đã được tạo ra để giải quyết vấn đề kỹ thuật.

Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến những cải tiến mạnh mẽ đối với ví điện tử và các công cụ quản lý tài sản khác về khả năng truy cập, các tính năng, tính bảo mật, mức độ thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đến với không gian 400 tỷ USD này.

Ví dụ về ví DeFi bao gồm MetaMask, Brave, Coinbase Wallet, Burner Wallet, MyEtherWallet, Abra, InstaDapp, Trust Wallet, Argent Wallet, Gnosis Safe, v.v.

2 công cụ quản lý tài sản nổi tiếng trên DeFi

  • Abra có lẽ là một trong những sản phẩm tổng hợp lâu đời nhất của không gian tiền điện tử. Bắt đầu là một ví tiền điện tử đơn giản, Abra hiện cho phép bạn đầu tư vào tiền điện tử cũng như các tài sản truyền thống như cổ phiếu và ETF. Nó cũng cung cấp tính năng quản lý danh mục đầu tư khi đang di chuyển thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Khi người dùng gửi tiền vào ví Abra của họ, số tiền ngay lập tức được chuyển đổi thành Bitcoin và được biểu thị dưới dạng USD trong ứng dụng Abra. Abra có thể làm điều này bằng cách duy trì một tỉ lệ BTC /USD cố định, điều này đảm bảo rằng người dùng có thể chuyển đổi lại giá trị ban đầu, bất kể biến động giá của BTC hoặc USD. Điều này có nghĩa là Abra có thể tạo ra một stablecoin thế chấp bằng tiền điện tử.

  • InstaDApp là một ví thông minh phi tập trung được xây dựng dựa trên giao thức MakerDAO. Hiện tại, nó đòi hỏi phải có một ví Ethereum web 3.0 như Metamask, Coinbase Wallet, TrustWallet, v.v. để tương tác với cổng InstaDApp. Người dùng cần có đồng ETH để chi trả phí gas* trong quá trình giao dịch.

(*phí gas là phí sử dụng thế giới máy tính)

Là một công cụ quản lý tài sản, ví này giúp người dùng theo dõi và quản lý các tài sản trên mạng lưới blockchain của mình và phân tích chúng một cách hoàn chỉnh mà không bị giám sát. Trong khi đó các ứng dụng tối ưu hóa và quản lý tất cả tài sản của người dùng trên các giao thức khác nhau.

Ví cũng cho phép người dùng tận dụng các đòn bẩy tài chính, vay và cho vay, bán khống hoặc chuyển đổi nợ. Người dùng cũng có thể kiếm được lãi suất thuật toán thay đổi theo thời gian từ tài sản cho vay. InstaDApp cho phép chuyển đổi vị trí giữa các giao thức để tận dụng tỷ giá, tính thanh khoản, v.v.

3.4 Bảo hiểm phi tập trung

Mặc dù một cách lý tưởng là không có rủi ro, trên thực tế người dùng đã bị mất quỹ tiền điện tử qua các vụ hack trên sàn giao dịch, xâm phạm khóa cá nhân và hay chỉ đơn giản là xử lý sai quỹ tiền điện tử của họ. Và vì bản chất giao dịch là phi tập trung – việc thu hồi quỹ và bảo mật người dùng luôn là một vấn đề, và vấn đề này không giống như trong các ngân hàng hoặc công ty thẻ tín dụng tài chính truyền thống. Do đó, bảo hiểm DeFi đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quỹ của người dùng, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vào không gian DeFi.

Các giao thức bảo hiểm DeFi cho phép người dùng của nó mở ra các hợp đồng bảo hiểm trên hợp các đồng thông minh, quỹ hoặc bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào khác thông qua việc gộp các quỹ riêng lẻ để chi trả cho bất kỳ khiếu nại nào. Mặc dù quy mô bảo hiểm tiền điện tử còn nhỏ, nhưng thị trường vẫn chưa được khai thác và khi nhu cầu ngày càng tăng, sẽ có nhiều ứng dụng bảo hiểm hơn trong tương lai.

Ví dụ về bảo hiểm DeFi bao gồm Nexus Mutual, Ethersc, Cdx, v.v. Hãy cùng bàn về Nexus Mutual.

  • Nexus Mutual là một giao thức bảo hiểm phi tập trung dựa trên nền tảng blockchain Ethereum sử dụng nhóm chia sẻ rủi ro cho phép bất kỳ ai cũng có thể mua bảo hiểm hoặc góp vốn vào nhóm. Các thành viên của nhóm nắm toàn quyền sở hữu nhóm.

Trong Nexus Mutual, bất kỳ ai cũng có thể tham gia với tư cách là hai bên bằng cách đóng góp ETH vào nhóm để đổi lấy NXM – token gốc của nó. Token có thể được sử dụng để đánh giá yêu cầu bồi thường, đánh giá rủi ro, quản trị, v.v.

Sản phẩm bảo hiểm đầu tiên của nhóm này là một hợp đồng thông minh bảo vệ cho các hợp đồng lưu trữ giá trị (vốn có đối với DeFi và TVL). Để các bên có thể bắt đầu xử lý các yêu cầu bảo hiểm, quỹ phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu là 12.000 ETH được mã hóa trong quỹ.

Khóa học về Decentralized Finance

4. Hợp đồng thông minh có vai trò gì trong DeFi?

Tài chính phi tập trung chủ yếu bao gồm các ứng dụng liên quan đến việc tạo và thực thi các hợp đồng thông minh. Trong khi hợp đồng thông thường sử dụng thuật ngữ pháp lý để chỉ định các điều khoản của mối quan hệ giữa các thực thể tham gia hợp đồng, thì hợp đồng thông minh sử dụng mã máy tính.

Vì các điều khoản của chúng được viết bằng mã máy tính, hợp đồng thông minh có khả năng thực thi các điều khoản đó thông qua mã máy tính. Điều này cho phép một số lượng lớn các quy trình kinh doanh hiện cần được giám sát thủ công có thể được thực hiện theo cách tự động và đáng tin cậy.

Sử dụng hợp đồng thông minh nhanh hơn, dễ dàng hơn và giảm rủi ro cho cả hai bên. Tuy nhiên, hợp đồng thông minh cũng đem đến các loại rủi ro mới. Vì mã máy tính dễ gặp các lỗi và lỗ hổng, nên giá trị và thông tin bí mật được cất giữ trong hợp đồng thông minh có nguy cơ bị tiết lộ.

5. DeFi phải đối mặt với những thách thức nào?

  • Hiệu suất kém: Mạng blockchain vốn chậm hơn các mạng tập trung, và các ứng dụng được xây dựng trên mạng này cũng bị chi phối bởi điều này. Các nhà phát triển của các ứng dụng DeFi cần tính đến những hạn chế này và tối ưu hóa sản phẩm của họ cho phù hợp.
  • Nguy cơ lỗi người dùng cao: Các ứng dụng DeFi chuyển trách nhiệm từ các trung gian sang người dùng. Đây có thể là một khía cạnh tiêu cực cho nhiều người. Việc thiết kế các sản phẩm có thể giảm thiểu rủi ro lỗi người dùng là một thách thức đặc biệt khó khăn khi các sản phẩm được triển khai trên các blockchain có tính chất bất biến.
  • Trải nghiệm người dùng tiêu cực: Hiện tại, sử dụng các ứng dụng DeFi đòi hỏi thêm nỗ lực từ phía người dùng. Để các ứng dụng DeFi trở thành một yếu tố cốt lõi của hệ thống tài chính toàn cầu, chúng phải đem đến cho người dùng một lợi ích hữu hình nào đó để khuyến khích người dùng chuyển đổi từ hệ thống truyền thống.
  • Hệ sinh thái lộn xộn: tìm được ứng dụng phù hợp nhất cho trường hợp sử dụng cụ thể có thể khó khăn và người dùng phải có khả năng tìm được ứng dụng phù hợp nhất. Sự khó khăn không chỉ ở việc xây dựng các ứng dụng mà còn ở chỗ chúng có thể phù hợp với toàn thể hệ sinh thái DeFi như thế nào.

6. Kết luận

Các bạn thấy đấy, bản thân DeFi nó giống như một cuộc các mạng trong thế giới tài chính vậy. Nó làm thay đổi hoàn toàn cách nền tài chính hiện tại đang hoạt động. Thậm chí nó còn “đe doạ” sẽ loại bỏ đi nền tài chính tập trung hiện tại nữa.

Nhưng vì chúng ta mới chỉ chập chững bắt đầu với DeFi nên nếu quan sát có thể thấy các ứng dụng được xây dựng trong DeFi hiên vẫn còn khá rời rạc. Sẽ có thời điểm tất cả các ứng dụng truyền thống sẽ được xuất hiện trên DeFi và lúc đó khi mọi thứ đã đầy đủ rồi thì nó sẽ chuyển sang giai đoạn ổn định như CeFi hiện tại. Điều này thì sẽ phải cần thời gian để có thể thực hiện được điều đó.

Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm cái nhìn toàn cảnh về DeFi và những ứng dụng của nó trong thực tế.

Khóa học về Decentralized Finance

Có thể bạn sẽ thích:

  • Hướng dẫn đăng ký Remitano chi tiết nhất 2021
  • Hướng dẫn đăng ký sàn Binance chi tiết nhất 2021
  • Những sàn giao dịch Tiền điện tử lớn nhất thế giới
Tags: DeFi

Bài viết liên quan

bitcoin-la-gi

Bitcoin là gì? Giải thích dễ hiểu cho người mới (2022)

02/11/2022
2
3.3k

Bitcoin từng làm toàn bộ thị trường tài chính thế giới chao đảo khi đạt đỉnh 68,789.63 USD/BTC (12/20210). Tuy...

game-NFT-la-gi

Game NFT là gì? Vừa chơi game vừa kiếm được tiền

06/04/2022
0
3.4k

Từ trước tới nay, mọi người vẫn thường coi game là một thứ vô bổ, tốn thời gian. Nhưng với Game...

Những thuật ngữ Crypto cơ bản mà ai cũng cần biết

Những thuật ngữ Crypto cơ bản mà ai cũng cần biết

22/08/2022
0
3.3k

Dưới đây là những thuật ngữ Crypto cơ bản mà bạn cần biết nếu muốn tham gia thị trường đầy...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tương Lai Tiền Tệ

Đầu tư tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư & chịu trách nhiệm với các quyết định của mình!

  • Contact

© 2022 Tương Lai Tiền Tệ Hãy bán sức khỏe & trí tuệ với giá cao nhất nhưng không bao giờ được bán trái tim & tâm hồn!

No Result
View All Result
  • Home
  • Crypto
  • Chứng khoán
  • Kinh tế
  • Podcast
  • Contact

© 2022 Tương Lai Tiền Tệ Hãy bán sức khỏe & trí tuệ với giá cao nhất nhưng không bao giờ được bán trái tim & tâm hồn!