Sàn ICMarkets là một nhà môi giới rất nổi tiếng đến từ Úc, ở thời điểm hiện tại, có thể nói ICMarkets đang là một trong số những nhà môi giới được lòng cộng đồng trader nhất tại Việt Nam và thu hút được số lượng khách hàng vô cùng lớn.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của mạng internet và sự toàn cầu hóa, thị trường Forex ngày càng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn với số đông.
Chính nhờ sự phổ biến này mà ngày càng có nhiều sàn môi giới mọc lên như nấm, trong số đó có rất nhiều sàn giao dịch được lập nên chỉ với mục đích moi tiền từ khách hàng thay vì đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết.
Vì vậy, việc lựa chọn sàn giao dịch nào tốt, đủ uy tín và phù hợp với phong cách giao dịch của bạn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng.
Bản thân tôi cũng từng mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu và tự trải nghiệm bằng chính tài khoản cá nhân của mình qua nhiều sàn môi giới khác nhau, để tìm ra sàn môi giới nào khiến mình cảm thấy phù hợp và yên tâm nhất.
Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài công việc riêng thì tôi vẫn là một trader cá nhân, giao dịch trên chính tài khoản cá nhân của mình tại sàn ICMarkets và trong nhiều năm trở lại đây, ICMarkets vẫn luôn là sàn môi giới mà tôi cảm thấy ưng ý nhất.
Mở tài khoản ICMarkets và nhận sự hỗ trợ tốt nhất từ Tapchitienao.com
TÀI KHOẢN DEMO TÀI KHOẢN THỰC
Trong bài đánh giá chi tiết này, bạn sẽ được tìm hiểu mọi thông tin về sàn ICMarkets: ICMarkets uy tín như thế nào, chất lượng dịch vụ của ICMarkets ra sao, điều gì khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào sàn ICMarkets…
Bắt đầu nhé.
1. Giới thiệu về sàn giao dịch ICMarkets
ICMarkets là một nhà môi giới Forex được thành lập từ năm 2007 và có trụ sở tại Úc.
Đây là một quốc gia phát triển, sở hữu một đồng tiền chính trong các hoạt động trao đổi thương mại quốc tế (đồng AUD) và có rất nhiều tổ chức tài chính lớn đặt tại đây.
Trong lĩnh vực ngoại hối, ICMarkets và Pepperstone là hai sàn môi giới lớn nhất của đất nước này.
Nhiều nhà đầu tư biết đến Pepperstone và thường có sự so sánh sàn môi giới này với ICMarkets nhưng có thể không nhiều người biết rằng ICMarkets sở hữu số lượng truy cập nhiều gấp 4 lần Pepperstone và đồng thời họ cũng có số lượng khách hàng vượt trội hơn rất nhiều.
Sau hơn 12 năm hình thành và phát triển, hiện tại ICMarkets đã trở thành sàn môi giới lớn nhất nước Úc và cũng là một trong những sàn có khối lượng giao dịch lớn nhất Thế giới.
Nói về các nhà môi giới phổ biến và có được lượng khách hàng đông đảo nhất Việt Nam hiện nay có thể kể đến là ICMarkets và Exness.
Trong khi Exness ngày càng chiếm được nhiều cảm tình của các trader Việt Nam với những chính sách riêng của họ thì ICMarkets vẫn gần như duy trì được sức mạnh của mình một cách tuyệt đối.
So sánh rõ ràng nhất được thể hiện qua thống kê sau:
– Trong năm 2019, Khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng của Exness vào khoảng 340 tỷ $, một con số rất ấn tượng.
– Nhưng ICMarkets còn khủng khiếp hơn thế khi khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng mà họ có được vào năm 2018 đã là trên 400 tỷ $ và tăng lên ~600 tỷ $ vào năm 2019.
Những số liệu trên được ICMarkets cung cấp và hiện tại chỉ có số liệu đến T4/2019, xem thêm tại:
https://www.icmarkets.com/monthly-volume-report
ICMarkets được đánh giá là sàn giao dịch có spread vào loại thấp nhất trên thế giới, với chi phí cạnh tranh và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
Hiện tại, ICMarkets cũng có bộ phận hỗ trợ dành riêng cho các trader Việt Nam, các bạn hoàn toàn có thể liên hệ để được giải đáp những thắc mắc nếu cần thiết.
Vậy sàn ICMarkets uy tín như thế nào? Tại sao ICMarkets nhận được nhiều sự tin tưởng của các trader và các nhà đầu tư trên khắp thế giới đến vậy?
Hãy xem tiếp ngay sau đây…
2. Các chứng chỉ hoạt động và bảo hiểm cho nhà đầu tư của sàn ICMarkets
Không phải ngẫu nhiên mà ICMarkets có được lòng tin của đông đảo trader trên toàn thế giới. Ngoài chất lượng dịch vụ, ICMarkets còn mang đến sự yên tâm về các quy định pháp lý và chính sách bảo hiểm mà họ dành cho khách hàng của mình.
Việc được quy định bởi các tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính là yếu tố tiên quyết để xây dựng lòng tin đối với khách hàng.
Xem các chứng chỉ và bảo hiểm của ICMarkets dành cho nhà đầu tư của mình ngay tại đây:
https://www.icmarkets.com/sc/vn/company/regulation
2.1. Giấy phép và chứng chỉ hoạt động sàn ICMarkets
- Sàn giao dịch ICMarkets được sự ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC). Đây là một trong những cơ quan quản lý tài chính đáng tin cậy nhất trên thế giới. ASIC yêu cầu các sàn giao dịch được cấp phép phải tuân thủ các quy tắc và những quy định cụ thể mà họ đặt ra. Đảm bảo sự công bằng và minh bạch cho thị trường tài chính ở Úc.
- ICMarkets cũng có Giấy phép dịch vụ tài chính Úc (AFSL) số 335692 và được phép thực hiện dịch vụ tài chính tại Úc.
- Ngoài ra, ICMarkets cũng là một thành viên của Cơ Quan Khiếu Nại Tài Chính Úc (AFCA), đây là một chương trình giải quyết tranh chấp bên ngoài được phê duyệt của Úc, giúp giải quyết một cách công bằng các tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ.
Xem mọi thông tin về chứng chỉ pháp lý của ICMarkets: https://www.icmarkets.com/company/regulation
2.2. Chính sách bảo vệ nhà đầu tư của ICMarkets
- ICMarkets tuân theo những quy định nghiêm ngặt liên quan đến tài khoản của khách hàng dưới dạng tài khoản tách biệt (Segregated account)Các tài khoản này sẽ được giữ riêng biệt với các quỹ hoạt động của công ty và không được sử dụng cho bất kỳ hoạt động sai mục đích nào khác.Nó cũng dùng để xác định các tài sản thuộc về khách hàng và lấy đó làm cơ sở để đền bù cho khách hàng trong trường hợp có bất kỳ điều gì xảy ra với công ty (ví dụ như phá sản).
- Khi một tài khoản được cấp vốn giao dịch, tiền của khách hàng sẽ được giữ trong các tài khoản ủy thác tại Ngân hàng quốc gia Úc (NAB) và Tập đoàn Ngân hàng Westpac.ICMarkets phải tuân thủ theo các quy tắc xử lý đối với tài khoản của khách hàng, áp dụng các chính sách và quy trình nghiêm ngặt liên quan đến các tài khoản đó.
- ICMarkets cũng có một thỏa thuận bảo hiểm bồi thường chuyên nghiệp với Hãng bảo hiểm Lloyds của London để bảo vệ các nhà đầu tư của mình.
- Ngoài ra, ICMarkets cũng được đặt dưới một Đơn vị kiểm toán độc lập bên ngoài (Externally Audited) để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý và các quy trình hoạt động.
Có thể thấy ICMarkets thưc hiện rất tốt các chính sách về pháp lý và bảo vệ khách hàng.
Với một loạt những thông tin mà tôi vừa nêu trên, tôi tin rằng các bạn đã có thể phần nào đưa ra được đánh giá của riêng mình về mức độ uy tín đối với sàn giao dịch ICMarkets.
Bạn muốn mở một tài khoản demo để luyện tập?
CÓ, TÔI MUỐN
3. Các loại tài khoản & spread sàn giao dịch ICMarkets
Hiện nay, sàn ICMarkets cung cấp 3 loại tài khoản chính cho các nhà giao dịch. Mỗi loại tài khoản đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Tùy thuộc vào phong cách và chiến lược giao dịch của mỗi người mà đưa ra những lựa chọn tài khoản khác nhau.
ICMarkets cung cấp thông tin chi tiết về các loại tài khoản tại đây:
https://www.icmarkets.com/trading-accounts/overview
Dưới đây, tôi sẽ nêu chi tiết đặc điểm và gợi ý về cách lựa chọn các loại tài khoản phù hợp.
3.1. Tài khoản Raw Spread
- Tiền gửi tối thiểu: $200
- Đòn bẩy tối đa: 1:500
- Loại Spread: Thả nổi
- Chênh lệch từ (pip): 0 pip
- Commission: 7$/lot
- Khối lượng tối thiểu: 0.01 lot
- Mức Stop Out: 50%
Đây là loại tài khoản phổ biến nhất của sàn ICMarkets, loại tài khoản tốt nhất, có chi phí giao dịch cực thấp và được cộng đồng trader Việt đánh giá rất cao. Bản thân tôi cũng đang giao dịch loại tài khoản này.
Xem thông tin về tài khoản Raw Spread:
https://www.icmarkets.com/sc/vn/trading-accounts/raw-spread-account
Ưu điểm của nó là spread siêu thấp, trung bình chỉ 0.1 pip đối với EUR/USD và phí hoa hồng khá cạnh tranh, 3.5$ cho mỗi lot mỗi bên.
Ngoài ra, tài khoản Raw Spread của ICMarkets có tốc độ khớp lệnh cực nhanh và gần như không có độ trễ.
Trong suốt nhiều năm giao dịch, tôi chưa từng gặp bất cứ một trường hợp requote lệnh nào đối với tài khoản Raw Spread của ICMarkets. Đây chính là một trong những yếu tố khiến tôi đánh giá ICMarkets là một trong những sàn Forex uy tín nhất hiện nay.
Vì vậy, loại tài khoản này rất phù hợp cho những ai giao dịch trong ngày (day trader) hoặc scalp. Thậm chí cả swing trader với thời gian giữ lệnh trung bình vài ngày cũng hoàn toàn phù hợp.
Nhược điểm của tài khoản Raw Spread (cũng như các loại tài khoản ECN các nhà môi giới khác) là spread có thể sẽ giãn kha khá mỗi khi có tin tức mạnh hoặc ở thời điểm đóng/mở các phiên giao dịch giữa các ngày.
Tuy nhiên đây là đặc điểm chung của dạng tài khoản ECN, vì bạn sẽ giao dịch trực tiếp với giá thị trường nên bạn buộc phải chấp nhận những thời điểm giãn giá.
Mở tài khoản Raw Spread ICMarkets:
ĐĂNG KÝ
3.2. Tài khoản Raw Spread (cTrader)
Tài khoản cTrader của sàn ICMarkets có spread và commission thấp, phù hợp cho day trader và những người giao dịch lướt sóng (scalping). Tài khoản cTrader có các đặc điểm như sau:
- Tiền gửi tối thiểu: $200
- Đòn bẩy tối đa: 1:500
- Loại Spread: Thả nổi
- Chênh lệch từ (pip): 0 pip
- Commission: 6$/lot
- Khối lượng tối thiểu: 0.01 lot
- Mức Stop Out: 50%
Vì cTrader cũng chưa thật sự phổ biến, nên mình không khuyến khích các bạn, nhất là các newbie giao dịch trên nền tảng này.
Xem thông tin về tài khoản Raw Spread (cTrader):
https://www.icmarkets.com/sc/vn/trading-accounts/ctrader-raw
3.3. Tài khoản Standard
- Tiền gửi tối thiểu: $200
- Đòn bẩy tối đa: 1:500
- Loại Spread: Thả nổi
- Chênh lệch từ (pip): 1 pip
- Commission: Không
- Khối lượng tối thiểu: 0.01 lot
- Mức Stop Out: 50%
Đây cũng là loại tài khoản hoạt động trên nền tảng Meta Trader 4 & 5.
Tốc độ khớp lệnh và độ trễ tương đương với True ECN.
Tài khoản standard không có phí commission nhưng bù lại, spread của nó lớn hơn True ECN và cTrader khá nhiều. Trung bình 1.0 pip cho cặp EUR/USD.
Sàn giao dịch ICMarkets nổi tiếng với spread cạnh tranh, tuy nhiên spread trên tài khoản standard này vẫn còn khá cao và tất nhiên nếu bạn là một Scalper, ECN là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Xem thông tin về tài khoản Standard:
https://www.icmarkets.com/sc/vn/trading-accounts/standard-account
3.4. Tổng quan các loại tài khoản sàn Icmarkets
Sau đây là bảng thông số để bạn có cái nhìn rõ hơn về 3 loại tài khoản cơ bản trên sàn giao dịch ICMarkets mà chúng tôi vừa nêu trên.
3.5. Tài khoản của ICMarkets có gì khác so với các nhà môi giới khác?
Khi tham gia vào thị trường ngoại hối, bạn sẽ thấy các sàn môi giới nhiều như nấm và đâu đâu cũng nói rằng họ cung cấp tài khoản True ECN cho khách hàng của mình.
Thực tế thì không phải vậy, rất nhiều các nhà môi giới là những sàn ôm lệnh và tài khoản ECN mà họ nói với khách hàng thực chất chỉ là một trò pr mà thôi.
ECN là gì và tại sao nhiều nhà môi giới lựa chọn việc ôm lệnh thay vì cung cấp cho khách hàng nền tảng ECN?
ECN là viết tắt của Electronic Communication Network – Mạng lưới thông tin điện tử. Mạng lưới này cung cấp một hệ thống điện tử giúp người mua và người bán trực tiếp tìm thấy nhau để thực hiện giao dịch thay vì phải qua các kênh trung gian nào đó.
ICMarkets là một nhà môi giới ECN thực sự và những giao dịch của bạn sẽ được ICMarkets đẩy ra thị trường và các giao dịch sẽ được khớp với nhau tại đó.
Tất nhiên ECN có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm của nó.
Trước tiên tôi sẽ nói về ưu điểm của ECN.
Ưu điểm đầu tiên là về giá. Rõ ràng việc lệnh được trực tiếp đẩy ra ngoài thị trường khiến cho mức spread gần như bằng 0.
Tiếp theo là tính MINH BẠCH. ECN giúp cho bạn yên tâm về việc các giao dịch của mình đang bị thao túng và điều khiển bởi các nhà môi giới.
Ngoài ra nền tảng ECN luôn giúp cho các giao dịch luôn được diễn ra rất nhanh và mượt mà. Hiện tượng requote lệnh gần như không hề xuất hiện.
Điều quan trọng nhất, đó là bạn sẽ không phải đối đầu với nhà môi giới của mình bởi vì không có sự xung đột lợi ích giữa bạn và nhà môi giới.
Vậy còn nhược điểm của nền tảng này?
Điều đầu tiên là sự giãn giá ở các thời điểm thị trường biến động mạnh.
Đương nhiên rồi, giá sản phẩm lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, vì vậy khi thị trường đang biến động mạnh bởi các tin tức chính trị, kinh tế quan trọng hoặc đột ngột thì sự chênh lệch giữa mua bán sẽ tăng lên và các nhà môi giới không kiểm soát được chuyện này.
Điều thứ 2 là bạn phải trả phí & hoa hồng cao hơn so với các loại tài khoản khác. Điều này cũng dễ hiểu vì với tài khoản ECN, ICMarkets chỉ kiếm lợi nhuận từ hoa hồng giao dịch của khách hàng mà thôi.
Tuy nhiên không phải ai cũng thích giao dịch tài khoản ECN, điều này còn phụ thuộc vào chiến lược giao dịch của mỗi người.
Rất nhiều trader cảm thấy không thoải mái với spread thả nổi bởi họ sợ phải nhận rủi ro lớn trong những thời điểm thị trường biến động.
Có nhiều sàn môi giới cung cấp tài khoản Fix với mức chênh lệch spread cao hơn nhưng họ cam kết với khách hàng rằng spread là cố định và không có chuyện giãn spread kể cả trong bất kỳ thời điểm nào.
4. Nền tảng giao dịch sàn ICMarkets
ICMarkets cung cấp đầy đủ các nền tảng giao dịch phổ biến nhất hiện nay, bao gồm MetaTrader 4, MetaTrader 5, Meta WebTrader và cTrader.
4.1. MetaTrader 4/5
Với sự thân thiện, dễ sử dụng và hỗ trợ đầy đủ các công cụ giao dịch, MetaTrader 4/5 vẫn luôn là nền tảng giao dịch được các trader lựa chọn nhiều nhất.
Hiện nay, ICMarkets với tính năng kết nối Raw Pricing cho phép bạn giao dịch với thanh khoản từ những ngân hàng đầu tư, quỹ bảo hiểm và tổ chức thanh khoản ngầm hàng đầu thế giới. Vì thế, ICMarkets đảm bảo rằng khách hàng có thể giao dịch mà không hề có sự thao túng giá và requote lệnh.
Máy chủ MetaTrader của ICMarkets có độ trễ thấp dưới 1 mili giây đối với nhà cung cấp VPS chính, máy chủ đặt tại trung tâm dữ liệu NY4 hoặc thông qua các đường dây dành riêng cho các trung tâm dữ liệu gần đó.
Độ trễ ở mức thấp gần như tuyệt đối này vô cùng lý tưởng dành cho các nhà giao dịch EA hay các chuyên gia theo trường phái Scalping.
Đặc biệt: ICMarkets không có yêu cầu đối với khoảng cách đặt lệnh và có mức đóng băng bằng 0, điều đó có nghĩa là bạn được phép đặt lệnh cắt lỗ ở bất kỳ đâu mà bạn muốn.
Xem thông tin hoặc Download nền tảng giao dịch của sàn ICMarkets:
PHẦN MỀM MT4 PHẦN MỀM MT5
4.2. Nền tảng Meta WebTrader
WebTrader của MetaTrader là nền tảng giao dịch thân thiện với người dùng, cho phép bạn tận hưởng môi trường Raw Pricing No Dealing Desk từ mọi nơi trên thế giới.
- Nếu bạn chưa biết về khái niệm Dealing Desk và No Dealing Desk.
WebTrader cung cấp mức chênh lệch, định giá và các tính năng giao dịch tương tự như phiên bản MetaTrader dành cho máy tính bàn với bảng điều khiển cho phép bạn cá nhân hóa.
Xem thông tin chi tiết về nền tảng Meta WebTrader tại: https://www.icmarkets.com/web-trader
4.3. Nền tảng cTrader
cTrader là một nền tảng giao dịch của hãng Spotware thuộc Vương quốc Anh. Khi bạn giao dịch trên cTrader có nghĩa là bạn giao dịch trên nền tảng ECN thực sự.
- Giao diện đẹp.
- Có thể kết nối qua cloud để lưu template hay indicator để có thể sử dụng ở bất cứ đâu.
- Upload lên Myfxbook tiện lợi.
- Có Tiếng Việt và cũng có thể chỉnh múi giờ Việt Nam.
- Và còn rất nhiều tính năng khác….
Bên cạnh đó cTrader cũng có nhiều nhược điểm như chưa hỗ trợ nhiều Indicator hay EA và nền tảng giao dịch di động chưa thực sự mượt.
Xem thông tin chi tiết về nền tảng cTrader tại: https://www.icmarkets.com/ctrader
4.4. Công cụ giao dịch
MAM/PAMM
Đối với các nhà quản lý phải quản lý cùng lúc nhiều tài khoản khác nhau, ICMarkets cung cấp cho họ phần mềm MAM.
Phần mềm MAM kết nối mọi thiết lập phân bổ trực tiếp với máy chủ MetaTrader 4 của ICMarkets. Điều này giúp cho các nhà quản lý chỉ cần tập trung vào tài khoản của mình, đối với tất cả những tài khoản khác đều được xử lý một cách xuyên suốt bằng phần mềm MAM.
Xem thông tin đầy đủ tại: https://www.icmarkets.com/forex-trading-tools/mam-pamm
VPS
Với việc sử dụng VPS sẽ đảm bảo cho bạn có thể chạy EA 24/24 mà không phải lo lắng tài khoản của mình có thể gặp những sự cố ngoài ý muốn liên quan đến đường truyền mạng, hỏng hóc máy tính hay đơn giản là mất điện.
Nếu bạn giao dịch với khối lượng lớn hơn 15 lot/tháng, ICMarkets sẽ cung cấp cho bạn VPS miễn phí với một trong các nhà cung cấp ForexVPS, Beeks FX VPS và New York City Servers.
Xem thông tin và đăng ký chương trình VPS miễn phí tại: https://www.icmarkets.com/forex-trading-tools/vps
5. Các sản phẩm được giao dịch trên sàn ICMarkets
ICMarkets cung cấp một loạt các sản phẩm rất đa dạng của các thị trường giao dịch như:
- Ngoại hối (Forex): hơn 65 cặp tiền tệ, đòn bẩy lên tới 1:500 và spread từ 0.0 pip. Xem chi tiết về sản phẩm Forex tại đây.
- Chỉ số (Indices): Với 17 chỉ số giao dịch trên toàn cầu với spread chỉ từ 0.5 point . Đòn bẩy lên tới 1:200 và không có commission. Xem chi tiết về sản phẩm Indices tại đây.
- Hàng hóa (Commodities): Hơn 19 sản phẩm gồm năng lượng, nông nghiệp và kim loại với đòn bẩy lên tới 1:500. Xem chi tiết về sản phẩm Commodities tại đây.
- Cổ phiếu (Stocks): Hơn 120 cổ phiếu từ ASX, Nasdaq & NYSE trên nền tảng MT5. Xem chi tiết về sản phẩm Stocks tại đây.
- Trái phiếu (Bonds): Một loạt các trái phiếu được phát hành bởi các chính phủ trên khắp thế giới như Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu. Đòn bẩy lên tới 1:200 và không có commission. Xem chi tiết về sản phẩm Bonds tại đây.
- Tiền điện tử (Crypto): Hơn 10 loại tiền điện từ phổ biến như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dash và Bitcoin Cash… với đòn bẩy lên tới 1:20. Xem chi tiết về sản phẩm Cryptocurrency tại đây.
- Hợp đồng tương lai (Futures): Với 4 hợp đồng tương lai bao gồm ICE Dollar Index và CBOE VIX Index. Đòn bẩy lên tới 1:200 và không có commission. Xem chi tiết về sản phẩm Futures tại đây.
Thông tin về các sản phẩm giao dịch của sàn ICMarkets: https://www.icmarkets.com/range-of-markets
6. Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng ICMarkets
ICMarkets có đội ngũ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng khá tốt. Bạn có thể nhờ hỗ trợ qua Livechat hoặc gửi yêu cầu hỗ trợ qua mail.
Trước đây có một số lần đích thân người quản lý của ICMarkets khu vực Việt Nam đã gọi điện trực tiếp từ Úc về Việt Nam để giúp tôi giải đáp những vấn đề mà tôi đang thắc mắc.
Nói chung, tôi đánh giá khá cao dịch vụ chăm sóc khách hàng và đội ngũ support của sàn giao dịch ICMarkets.
Tuy nhiên có một nhược điểm nếu bạn kết nối qua Live chat, đó là bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian chờ đợi để được hỗ trợ bởi một supporter Việt Nam.
7. Các hình thức nạp và rút tiền của sàn giao dịch ICMarkets
7.1. Nạp tiền
ICMarkets cung cấp rất nhiều hình thức nạp tiền khác nhau và đa số chúng đều “instant”, tức là nạp tiền tức thời. Chỉ sau vài giây khi bạn thực hiện yêu cầu nạp, tiền sẽ vào ngay tài khoản để bạn giao dịch.
ICMarkets không thu bất kỳ khoản phí nào khi bạn nạp tiền vào tài khoản, tuy nhiên bạn lưu ý rằng khi bạn nạp tiền qua thẻ Visa/Mastercard thì sẽ bị tính phí theo quy định của tổ chức ngân hàng quốc tế.
ICMarkets sẽ không chịu tránh nhiệm với khoản phí này.
Đối với trader Việt Nam, bạn có thể chọn hình thức nạp tiền Vietnamese Internet Banking.
Xem đầy đủ những hình thức nạp tiền tại: https://www.icmarkets.com/trading-accounts/funding
7.2. Rút tiền
Tương tự như việc nạp tiền, ICMarkets cũng không tính phí đối với bất kỳ hình thức rút tiền nào.
Thời gian tiền về tài khoản tùy thuộc vào hình thức mà bạn chọn, thường thì bạn sẽ nhận được tiền trong vòng 24h kể từ khi thực hiện lệnh rút.
Thực tế trong suốt thời gian dài giao dịch ở sàn ICMarkets, tôi chưa từng gặp bất kỳ một trục trặc gì đến từ việc rút tiền về tài khoản.
Vì vậy tôi tin là các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.
Theo đánh giá của tôi, việc nạp và rút tiền qua cổng Internet Banking là tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Chênh lệch tỷ giá giữa nạp và rút là cực kỳ thấp.
So với Skrill và Neteller thì nạp rút qua Internet Banking giúp bạn loại bỏ được một bước quy đổi tiền (mua hoặc bán Net & Skrill). Hơn nữa, việc mua bán Net và Skrill qua các mối buôn ở Việt Nam cũng mất phí rất cao (vài %).
Còn nếu bạn nạp tiền qua Visa/Mastercard thì khi rút tiền, bạn chỉ được phép rút đúng số tiền bạn nạp vào, sau đó bạn phải rút qua một hình thức khác.
Ngoài ra, thời gian rút tiền qua cổng Visa/Master khá chậm, mất từ 2-7 ngày và bạn còn phải chịu một khoản phí theo quy định của tổ chức ngân hàng quốc tế (khoảng 2-3%).
Xem đầy đủ những hình thức rút tiền tại: https://www.icmarkets.com/trading-accounts/withdrawal
8. Kết luận về sàn ICMarkets
ICMarkets là một sàn giao dịch uy tín, được cấp phép và quản lý bởi các cơ quan quản lý tài chính đáng tin cậy nhất trên Thế Giới.
Quan trọng nhất, với tư cách là một nhà giao dịch ngoại hối như các bạn, bản thân tôi chưa từng gặp bất kỳ rắc rối nào trong cả quá trình giao dịch lẫn nạp rút tiền.
Vì vậy, với những đánh giá từ chính bản thân mình, tôi tin rằng sàn giao dịch ICMarkets xứng đáng là một trong những sự lựa chọn tốt nhất dành cho các bạn.
Để tổng kết lại, tôi có thể tóm tắt những ưu nhược điểm của ICMarkets như sau:
Ưu điểm:
- Cực kỳ uy tín, được quản lý bởi các cơ quan quản lý đáng tin cậy
- Chi phí giao dịch vào loại tốt nhất thế giới (nếu không muốn nói là tốt nhất)
- Chất lượng dịch vụ trong quá trình giao dịch cực tốt, mượt mà và không có trường hợp requote lệnh.
Nhược điểm:
- Chưa thực sự đa dạng về các sản phẩm chứng khoán
- Tốc độ phản hồi Livechat từ đội ngũ hỗ trợ khá chậm, thông thường bạn sẽ được hỗ trợ tốt hơn qua email hoặc điện thoại.
- Yêu cầu tiền nạp tối thiểu lần đầu đối với tài khoản ECN khá cao: 200$
• Đây là những nhận định và đánh giá của cá nhân tôi dựa trên trải nghiệm cũng như kinh nghiệm giao dịch trên nhiều sàn giao dịch khác nhau.
• Đây là một bài viết vô cùng khách quan, công tâm và không hề mang ý nghĩa về mặt pr cho sàn giao dịch.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào, đừng ngần ngại. Tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và trả lời những thắc mắc của các bạn.
Hãy cho tôi biết cảm nhận của bạn về bài viết bằng cách comment phía dưới. Nếu thấy bài viết này hữu ích, bạn hãy chia sẻ đến những người đang cần kiến thức này và họ sẽ rất biết ơn bạn. Đó là nguồn động viên vô cùng lớn lao dành cho tôi và đội ngũ Tapchitienao.com