Chúng ta thường hay nghĩ rằng, các tỷ phú thì sẽ rất bận rộn. Lúc nào cũng phải họp hành rồi tiếp khách các kiểu.
Nhưng với “ông vua thép” Trần Đình Long thì lại hoàn toàn khác. Ngày nào ông cũng có thời gian ngồi ăn sáng, buổi trưa thì ngồi cafe tán gẫu với bạn bè, tối thì ăn cơm đủ 30 bữa ở nhà.
Thật khó tin khi đây lại là cuộc sống thường ngày của một vị tỷ phú, dù cho hiện nay ông vẫn đang trực tiếp điều hành Hòa Phát, một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam.
Vì thế ông thường được anh em bạn bè mệnh danh là “chủ tịch nhàn nhất thế giới”.
Vậy trong bài viết này, hãy cùng với Tương Lai Tiền Tệ đi tìm hiểu về vị tỷ phú cực kỳ thú vị này nha!

1. Tiểu sử ông Trần Đình Long
Ông Long sinh ngày 22 tháng 2 năm 1961 tại Hà Nội nhưng quê gốc của ông thì ở Thanh Miện, Hải Dương.
Mẹ ông là bà Đỗ Thị Giới, hai anh trai là Trần Đình Thăng & Trần Đình Tân. Ngoài ra ông còn có một em gái là Trần Ánh Tuyết.
Năm 1986 ông tốt nghiệp Cử nhân kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Sau này ông thành lập gia đình với bà Vũ Thị Hiền & sinh được hai người con là Trần Huyền Linh & Trần Vũ Minh.
Với bản tính “nói ít làm nhiều” & là một người khá kín tiếng trên thương trường nên người ta thường chỉ gặp ông duy nhất một lần mỗi năm vào dịp Đại hội cổ đông.
Ông hiện cư trú ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân (1986) với bằng Cử nhân kinh tế.

2. Sự nghiệp
Sự nghiệp của ông Long gắn liền với Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long gắn liền với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát mà tiền thân là công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Trước khi có được thành công, ông Long và những người anh em ở Hòa Phát cũng từng có những giai đoạn đầy khó khăn, vất vả.
Ông Long bắt đầu sự nghiệp bằng việc thành lập công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng, tiền thân của Tập đoàn Hòa Phát sau này. Giống như bao người khởi nghiệp khác thì ông cũng gặp phải vô vàn khó khăn & trắc trở.
2.1 Khởi đầu sự nghiệp khó khăn
- Năm 1992: Chuyện thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng không hề dễ dàng. Để hoàn thành thủ tục phải qua phòng Thương mại và Công nghiệp quận Hoàn Kiếm làm hồ sơ, chứng minh tài sản, mượn tiền, góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản rồi lại xin giấy phép xác định nhân thân từng người. Công ty phải mượn nhà ông Long làm địa điểm vì doanh nghiệp thành lập phải có địa chỉ đăng ký, vốn pháp định, phải chứng minh vốn bằng cách đóng tiền vào ngân hàng, thậm chí đi mượn tiền người khác để đóng vào làm vốn pháp định.
- Năm 1993: Ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để tìm hiểu thị trường và nhập hàng. Thời kỳ đó công ty tư nhân không được phép xuất nhập khẩu với nước ngoài, thế nên phải đi bằng hộ chiếu đường biên. Đây được đánh giá là chuyến đi quan trọng đối với công ty và là lần đầu tiên công ty nhập hàng một cách tương đối bài bản.
Ông Trần Tuấn Dương nhớ lại: “Đến đoạn lên núi, hôm đó trời mưa phùn nên phải bò qua bằng cả hai tay hai chân tay nếu không trơn ngã. Người lấm bê bết bùn đất, bò qua biên giới mấy cây số. Mà không riêng gì mình, những người đi buôn tiểu ngạch thời đó đều đi như thế cả.”
2.2 Quá trình phát triển
Giai đoạn từ năm 1994 – 2006
- Năm 1994: Khi tìm mua bàn ghế cho văn phòng nằm trên đường Giải Phóng, ông Long và các cộng sự nhận ra rằng, lúc bấy giờ, các doanh nghiệp đều đang nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về.
Vì vậy, ông Long đã quyết định gia nhập thị trường khi thành lập công ty cổ phần nội thất năm 1995, tìm hiểu các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore…để phát triển công ty. Công ty nội thất này ban đầu tên Công ty TNHH Thương mại Sơn Thủy sau thời gian hiện đổi tên là Công ty cổ phần Nội Thất Hòa Phát.
- Từ năm 1996 đến năm 2005: Ông Trần Đình Long giữ chức Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát.
- Khoảng năm 1996: Công ty Thiết bị Phụ tùng thường phải mua ống thép về làm giàn giáo. Tuy nhiên, việc mua ống thép hết sức khó khăn, do phải xin phê duyệt rồi phải có tiền lót tay mới mua được 5-10 tấn. Thấy rằng việc làm ống thép không khó, ông Long đã quyết định thành lập công ty mới tên Ống thép Hòa Phát, sử dụng công nghệ Đài Loan.
Mấy năm sau thì công ty thép, điện lạnh, công ty xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát ra đời.
Giai đoạn từ năm 2007 – 2021
Năm 2007 Ông Long và ban lãnh đạo trong công ty quyết định tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn. Với công ty mẹ là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và các công ty thành viên.
Cũng trong năm 2007: Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam của Hòa Phát tiếp tục có những định hình rõ nét đến tận bây giờ. Giúp cho sự nghiệp của ông Trần Đình Long phát triển rực rỡ đến ngày nay, ông được đặt biệt danh là “ Vua thép”.
Tháng 2/2017 Ông Long và ban lãnh đạo Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất. Đánh dấu sự phát triển mới cho ông nói riêng và Hòa Phát nói chung.
Năm 2020-2021 Tập Đoàn Hòa Phát phát triển là 1 trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất của Việt Nam.
2.3 Tóm tắt quá trình công tác của ông Long:
Ông Trần Đình Long trong quá trình công tác giữ các chức vụ sau:
- Từ năm 1992 đến năm 1996 : Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát
- Từ năm 1996 đến năm 2005 : Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát
- Từ năm 2007 đến nay : Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoà Phát
3. Tài sản & thành tựu
Do tập đoàn Hòa Phát ngày càng phát triển nên số tài sản của ông Trần Đình Long cũng gia tăng nhanh chóng.
3.1 Đại gia sở hữu máy bay
Trần Đình Long được biết đến là một trong 2 đại gia tại Việt Nam chơi “vượt tầm” khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng sắm máy bay riêng (cùng với ông Đoàn Nguyên Đức hay Bầu Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai)
Năm 2010, ông mua một chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi với giá gần 5 triệu USD (tương đương gần 96 tỉ đồng).
Năm 2011, ông mua một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN-D668. Chiếc trực thăng này có thể bay chặng dài Hà Nội – Đà Nẵng mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu. Chiếc trực thăng này thuộc sở hữu của riêng ông, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê.
3.2 Cổ phiếu
Tính đến ngày 30/11/2020 ông Trần Đình Long có 864,000,000 cổ phiếu HPG, tương đương 19,32% vốn điều lệ Hoà Phát với giá trị 44,409 tỉ đồng. Sau khi ông mua thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu từ Phó Chủ tịch HĐQT Doãn Gia Cường.
Bên cạnh đó, vợ và con trai của tỷ phú này còn nắm giữ hơn 243 triệu cổ phiếu Hòa Phát. Tính cả cổ phần của một số thành viên khác, gia đình ông Trần Đình Long sở hữu tổng cộng gần tỷ cổ phiếu HPG, tương ứng gần 35% cổ phần Hòa Phát.
Danh sách tỷ phú năm 2018 của Forbes có sự xuất hiện của ông Trần Đình Long với khối tài sản 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới. Nhưng sau đó bị loại khỏi danh sách này trong năm 2019 và 2020.
Ông Long vừa có sự bứt phá trong danh sách tỷ phú USD của thế giới, khi mới đây ông đã được Forbes đưa vào danh sách tỷ phú thế giới 2021.Forbes ước tính, ông Long đang sở hữu 2,2 tỷ USD, xếp hạng 1.444 trên toàn cầu.
Giá trị tài sản của ông Trần Đình Long tăng mạnh chủ yếu do cổ phiếu Hòa Phát liên tục thiết lập mức giá kỷ lục sau 14 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.
Người được mệnh danh là “vua ngành thép” hiện đang đảm nhận ghế Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG).
Được đánh giá là một doanh nhân khá kín tiếng và rất ít khi xuất hiện trên các tờ báo chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, nhưng ông Trần Đình Long lại là một trong những tấm gương khởi nghiệp thành công nhất ở Việt Nam.
4. Những câu nói để đời của ông Long
Ông Trần Đình Long là người ít nói và Ít xuất hiện trước truyền thông. Nhưng mỗi khi ông nói câu nào là tất cả mọi người đều tâm đắc và đi vào lòng người. Sau đây là những câu nói hay bất hủ của chủ tịch hòa phát:
Trong một cuộc họp cổ đông thường niên “vua” thép nước Việt đã từng lên tiếng rằng: “Chúng tôi luôn thận trọng trên cơ sở tính toán kỹ càng. Không nói thì thôi, nói ra rồi thì phải đạt được”. Đây được đánh giá là phát ngôn thể hiện tính trách nhiệm rất cao đối với công việc, cũng như sự tự tin về những chiến lược kinh doanh mà ông mà các cộng sự đang thực hiện.
Sự thận trọng trong kinh doanh đó đã giúp ông xây dựng được những chiến lược phát triển lâu dài. Ông cũng luôn rất tự tin với những chiến lược kinh doanh của mình. Sự tự tin ấy được thể hiện qua câu nói rất nổi tiếng của vị doanh nhân này:
“Nếu thị trường có sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng”.
Quyết là làm và làm là phải tới chính là cách làm việc của vị chủ tịch Hòa Phát. Ông làm vì đó là điều mình thích, mình muốn, mình đam mê chứ không nhất thiết vì tiền bạc. Trong một buổi phỏng vấn với nhà báo có tích dẫn lời của ông:
Và ông cũng đưa ra quan điểm sống của chính mình: “Tôi làm những cái mà tôi thích chứ không phải việc mình là tỷ phú hay là gì kia thì phải giống người ta. Tóm lại là cứ làm điều mình thích thôi!”.
5. Kết
Trên đây là những thông tin về ông Trần Đình Long mà Tương Lai Tiền Tệ đã tổng hợp được.
Nếu bạn biết được những thông tin khác về vị tỷ phú rất đặt biệt này thì hãy chia sẻ với mình ở mục bình luận bên dưới nhé!
Có thể bạn sẽ thích: