Anh em chắc đã nghe qua ‘NFT’ nhan nhản khắp các mặt báo dạo gần đây.
Đủ thứ được bán dưới dạng NFT, như bức tranh ‘Everydays: the First 5000 Days’ của Beeple được bán dưới dạng NFT, với cái giá gần 70 triệu USD.
Anh em ĐỪNG bất ngờ khi những cái hình này anh em có thể download một cách dễ dàng trên internet. Chính điều này làm nhiều người đặt câu hỏi: “Vậy rốt cuộc NFT là gì?”.
Hôm nay mình sẽ giúp anh em tìm hiểu xem NFT là gì? Và câu hỏi quan trọng hơn là nó sẽ đóng vai trò gì trong cuộc sống hiện tại hay chỉ là một trào lưu mới.
1. NFT là gì?
Đầu tiên, anh em cho mình giải thích vài thuật ngữ liên quan:
- Fungible token: anh em có thể hiểu đại khái là những thứ có giá trị trao đổi tương đương(interchangeable) thì được gọi là fungible. Ví dụ: tờ 500,000 VND thì có giá trị tương đương tờ 500,000 VND, bất kể cũ mới. Hay 1 lượng vàng có giá trị tương đương 1 lượng vàng khác. Trong crypto, thì 1 BTC = 1 BTC, 1 ETH = 1 ETH.
- Non-fungible token (NFT): có chữ ‘non’ thì anh em có thể hiểu đơn giản là những thứ không thể trao đổi tương đương. Ví dụ: vé máy bay hạng Economy thì không thể trao đổi tương đương với vé máy bay hạng thương gia. Hay như đôi sneakers ‘Nike Air Jordan 1’ được Michael Jordan mang năm 1985 (bán với giá 615,000 USD) không thể đổi tương đương với một đôi ‘Nike Air Jordan 1’ khác do người khác mang được. Thông thường, đặc tính ‘hiếm’ – rarity làm cho một thứ không có giá trị trao đổi tương đương, như các tác phẩm nghệ thuật.
Okay, bây giờ anh em đã hiểu được ‘fungible’ và ‘non-fungible’ là gì. Mình đi vào câu hỏi chính NFT trong crypto là cái gì.
- Đầu tiên, người làm nội dung (creator) sẽ làm ra hình ảnh, tác phẩm nghệ thuật, nhạc, video, bất kể thứ gì có thể làm trên máy tính – digital hoá.
- Những thứ này sau đó sẽ được upload lên blockchain, sẽ đi kèm với metadata, gồm nhiều dữ liệu, nhưng quan trọng nhất là cái quyền sỡ hữu (ownership). Chính cái công đoạn đẩy lên blockchain (gọi là mint trong crypto), mới biến một thứ thành NFT được. Vì từ giờ, mỗi NFT sẽ được gắn với những dữ liệu riêng biệt (unique), không hề giống nhau (token ID, block number, transaction hash, etc). Hiểu đơn giản NFT là một chuỗi code trên blockchain chứa các metadata mà mình nói.
Câu hỏi tiếp theo: “Vậy cùng 1 bức tranh, ví dụ ‘Everydays: the First 5000 Days’ của Beeple bạn có thể download trên máy tính với 1 cái trong blockchain tụi nó khác nhau chỗ nào?”. Trả lời:
- Giống nhau: chất lượng hình ảnh, chắc là tụi nó gần như tương đương nhau, nếu khác nhau thì chắc tuỳ nguồn download. Ví dụ: bức tranh Mona Lisa bạn in ra từ internet, nhìn nó sẽ giống y chang cái tấm ở bảo tàng Lourve ở Pháp, cái bạn in ra nhiều khi còn nét hơn cái gốc nữa.
- Khác nhau: đặc trưng đó là cái tấm hình bạn download được đơn giản nó chỉ làm tấm hình, còn cái NFT của tấm hình đó nó đi kèm với cái quyền sở hữu (ownership), số lần được giao dịch, tất cả những thứ này được lưu trên blockchain, và không thể sửa đổi (immutable). Anh em có thể kiểm tra tất cả những thông tin này trên blockchain. Với tác phẩm nghệ thuật ngoài đời anh em thấy trong bảo tàng, ví dụ bức tranh Mona Lisa chẳng hạn, bạn phải nhờ những chuyên gia, mấy móc để kiểm tra liệu bức tranh này có phải là của Lenonardo da Vinci vẽ ra hay không. Đã vậy rất khó để biết bức tranh Mona Lisa này đã từng qua tay ai, bao nhiêu người (mấy cái này ngoài ảnh hưởng nhiều đến giá trị của một tác phẩm nghệ thuật lắm).
Để cho dễ hình dung về cái đoạn bên trên, anh em xem qua tấm hình ‘Bored Ape Yacht Club #3749’ này, được bán với giá gần đây khoảng 3 triệu USD.
- Đầu tiên nó được mint vào ngày 01/05/2021. Cái công đoạn này là anh em tìm một cái sàn giao dịch nào đó, upload cái bức tranh lên blockchain.
- Ở cái công đoạn upload lên, anh em phải tương tác với blockchain (trả phí cho miner) để họ add thông tin của cái bức tranh này vào block. Cái wallet address của anh em sẽ dùng để trả phí, chính ở công đoạn này cái ownership của anh em được add vào cái NFT này.
- Ba cái transaction khác là những transaction mà bức tranh này được đấu giá thành công. Cứ mỗi lần giao dịch thành công, cái ownership sẽ được chuyển cho người đấu giá thành công. Không chỉ có vậy, chỉ cần anh em nhấn vào cái NFT này, tất cả những transaction trong quá khứ được ghi lại trên blokchain sẽ hiện ra. Những cái transaction này không thể xoá được nhé.
- Lấy ví dụ, có một người download cái bức hình này rồi upload lên y chang thì sao? NFT (hình ảnh, nhạc, video) đều phải tuân theo luật sở hữu trí tuệ. Làm vậy nếu không được quyền đồng ý của chủ sỡ hữu tác phẩm, chắc chắn ‘người bán’ này sẽ bị kiện và mất tiền.
Tới đây, anh em có thể biết NFT là gì, tạo ra sao, giao dịch thế nào. Anh em có thể hình dung, những người mua NFT hiện nay gần như là mua cái ‘ownership’ này. Hết rồi đó, không có gì đặc biệt trong cái chuyện giao dịch NFT này nữa hết. À, thêm một chuyện nữa về cái ownership, cái ownership này không ai có thể lấy đi của bạn được nhé, vì nó đã được ghi nhận trên blockchain rồi. Kể cả cái ‘creator’ cũng không có lấy đi được nhé.
2. Ứng dụng của NFT
Như anh em đã biết bên trên, mỗi cái NFT là ‘unique’, không cái nào giống cái nào. Quyền sở hữu (ownership) có thể kiểm tra để xác thực ‘thật giả – authenticity’. Ứng dụng của nó từ đó sinh ra nhiều lắm:
- Tác phẩm nghệ thuật (tranh, nhạc, video):
- Về phía người dùng: anh em có thể mua đi bán lại dễ dàng. Không giống như anh em mua nhạc trong ứng dụng Music trên iOS, anh em không thể bán lại. Người mua, có thể kiểm tra được ‘authenticity’ của một cái NFT dễ dàng trên blockchain.
- Về phía người sáng tạo nội dung (content creator): anh em có thể ‘set’ bao nhiêu bản có thể được mint. Ví dụ, 100 bản, 1000 bản, hay 10 bản (limited edition). Không chỉ vậy, creator còn có thể ‘set’ nếu mỗi lần cái NFT làm ra được mua đi bán lại, creator có thể nhận được khoảng mấy ‘%’, tuỳ anh em set. NFT mua đi bán lại càng nhiều lần, creator nhận được % càng nhiều.
- Game:
- Developer: có thể ‘issue’ những vật phẩm, character dưới dạng NFT, như cái game Axie Infinity chẳng hạn (họ KHÔNG trả tiền cho mình viết bài nhé).
- Gamer: những vật phẩm, character dưới dạng NFT bây giờ là của anh em, kể cả developer cũng không thể xoá được. Không chỉ có vậy, anh em có thể mua đi bán lại một cách dễ dàng trên bất kỳ marketplace nào. Lấy ví dụ, anh em chơi một cái game trên Ethereum blockchain do ‘Developer A’ phát triển, anh em không nhất thiết phải bán trên cái marketplace của ‘Developer A’, mà anh em có thể bán trên bất cứ cái marketplace nào hoạt động trên Ethereum.
- Giấy tờ hành chính:
- Ví dụ dạo gần đây TomoChain thông báo họ hợp tác với với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo để lưu trữ các văn bằng trên blockchain. Nên nếu các văn bằng được lưu trữ trên blockchain sẽ hạn chế được việc làm bằng giả, giảm thiểu việc phải đi công chứng, do ai cũng có thể kiểm tra được. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng không cần phải làm một cái database center để lưu trữ và bảo trì. Chỉ có một điều mình chưa thấy họ nói là sự riêng tư (privacy), vì không ai cảm thấy thoải mái khi mà bất kỳ ai cũng có thể xem văn bằng của mình.
3. Kết
- Theo mình NFT sẽ từ từ được ứng dụng nhiều, như trong việc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, game. Không giống như anh em sưu tầm thẻ Pokemon, đĩa nhạc, nếu bảo quản không kỹ sẽ bị hư hỏng, trầy, làm mất giá trị. Lưu trữ trên blockchain giúp anh em tránh điều đó.
- NFT nó mở ra thêm một hướng mới không chỉ sưu tầm đơn giản, mà anh em có thể mua đi bán lại.
- Anh em có nên mua cái NFT nào không? Mình chân thành khuyên là KHÔNG. Thị trường NFT hiện tại theo mình cứ như một cái bong bóng sắp nổ. Giá của mấy cái NFT này được định giá một cách không tưởng. Anh em đừng nhảy vào mà mất tiền.
- Theo mình, NFT nó mở ra nhiều cơ hội, KHÔNG phải là để kiếm tiền qua việc mua đi bán lại (rất là risky), mà nó mở ra cơ hội cho:
- Creators: anh em ai có khả năng đồ hoạ, trí tưởng tượng đặc biệt trong thời điểm dịch phải ở nhà có thể làm những cái NFT này rồi bán. Như cậu bé 12 tuổi này ở UK, trong lúc nghỉ hè, làm ra mấy cái NFT bán được gần 400,000 đô. Mình nghĩ, làm ra sản phẩm, rao bán, là một cách để anh em có thể kiếm thu nhập và cũng là một cách người ta đánh giá giá trị của sản phẩm anh em làm ra. Thế giới này rộng lớn mà, mỗi người có cách cảm nhận nghệ thuật khác nhau, nên nếu anh em có khả năng thì tạo ra rồi bán thử xem. Nhưng mà ĐỪNG bán trên blockchain của Ethereum nhé. Mấy sàn giao dịch hoạt động trên Ethereum có nhiều users, nhưng nó đồng nghĩa với việc anh em phải trả phí giao dịch (gas fee) rất là cao.
- Developers: hiện nay có rất rất là nhiều NFT, đủ dạng, từ nhạc, hình ảnh, video, nhưng hiện nay mình thấy rất ít các app, đặc biệt là trên mobile phone để có thể display. Anh em nào có khả năng lập trình có thể làm ra một cái app như vậy, mình nghĩ thu hút được rất nhiều users, đồng nghĩa là developers sẽ kiếm được tiền từ việc bán app, hoặc subscriptions.
- Mình nghĩ kiếm tiền từ việc tạo ra sản phẩm, giải quyết vấn đề (làm ra cái app như mình nói) cho người khác vẫn là cách kiếm tiền tốt hơn là chạy đi mua mấy cái NFT này rồi trông đợi một ngày nó lên giá rồi bán. Nó không khác gì bạn đi mua mấy cái shit coin rồi đợi ông Elon Musk ổng tweet cho giá nó lên cao rồi bán. STOP chasing money, chase WEALTH!
Có thể bạn sẽ thích: