Nếu xét về mặt quân sự thì Ukraina chắc chắn không phải là đối thủ của Nga.
Nhưng trong cuộc chiến này, Nga cũng đang phải chịu rất nhiều thiệt hại. Đặc biệt là trên mặt trận kinh tế, khi mà Mỹ & phương Tây liên tục tung ra những lệnh trừng phạt rất nặng.
Vậy nếu cuộc chiến tiếp tục kéo dài, thì liệu nền kinh tế Nga có bị sụp đổ hay không?
Bây giờ, chúng ta hãy cùng đi mổ xẻ từng vấn đề trong bài viết này nha!
1. Nga bị trừng phạt những gì?
- Các dịch vụ internet như Facebook, Google, Apple Store đã bị cắt…
- Nhiều công ty Mỹ & phương Tây đã rút khỏi Nga.
- Nga cũng bị loại khỏi các hệ thống thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard…
- Hơn 600 tỷ tiền mặt của Nga ở nước ngoài bị phong tỏa.
- Tài sản của nhiều tỷ phú Nga cũng bị phong tỏa & người được biết đến nhiều nhất là ông Abramovich, khi bị chính phủ Anh phong tỏa toàn bộ tài sản & tịch thu luôn CLB Chelsea.
- Nga bị buộc phải trả lại hơn 500 máy bay đang thuê của phương Tây & 2 công ty Airbus, Boeing cũng thông báo sẽ không cung cấp các linh kiện cho Nga để tiến hành bảo dưỡng các máy bay khác.
- Ngoài ra, còn rất nhiều lệnh trừng phạt mà phương Tây & Mỹ đang áp dụng.
Tất cả những điều này, đã khiến cho nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
- Đồng Rup thì mất giá tới 50% chỉ trong vài tháng
- Các công ty nước ngoài thì đồng loạt rút khỏi Nga khiến cho giá hàng hóa tăng phi mã.
- Các công ty của người Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn khi nguồn cung ứng & thị trường bị suy giảm mạnh.
2. Các đòn trả đũa của Nga
Đáp trả những đòn trừng phạt đó thì Nga cũng có những động thái trả đũa mạnh mẽ:
- Khóa đường ống cung cấp khí đốt cho châu Âu vô thời hạn, cần biết rằng 40% lượng tiêu thụ khí đốt của châu Âu đến từ Nga.
- Tịch thu hơn 500 máy bay của các công ty phương Tây
- Quốc hữu hóa các công ty nước ngoài có ý định rút khỏi Nga
- Đóng cửa không phận đối với các hãng bay của châu Âu, mà Nga lại sở hữu một không phận vô cùng rộng lớn, điều này sẽ khiến thời gian & chi phí của các hãng hàng không sẽ tăng vọt khi phải bay vòng qua Nga.
- Mátxcơva gần đây đã cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng sang “các quốc gia không thân thiện”, bao gồm thiết bị viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, điện và công nghệ, cùng các mặt hàng khác, cho đến cuối năm 2022.
Điều này, cũng đã khiến cho nền kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giá hàng hóa cũng liên tục leo thang. Đặc biệt là lương thực & dầu mỏ, những mặt hàng mà châu Âu đang phụ thuộc rất lớn vào Nga.
3. Nếu chiến tranh kéo dài thì kinh tế Nga có bị sụp đổ hay không?
Câu trả lời có lẽ là không!
Vì người Nga đã quá quen với sự cấm vận từ phương Tây, nhất là khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ năm 2014 nhưng nền kinh tế Nga vẫn phát triển rất ổn định.
Bởi Nga được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên vô cùng giàu có như dầu mỏ, khí đốt, kim loại, rừng… & đây là nguồn xuất khẩu chủ yếu của Nga.
Nga cũng là nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới & hàng nóng của Nga được rất nhiều các nước tin dùng.
Ngoài ra, Nga cũng đang tích cực hợp tác với Trung Quốc & Ấn Độ để mở rộng thị trường. Bởi chỉ 2 quốc gia này đã chiếm tới gần 50% dân số thế giới.
Ngay gần đây, Nga đã ký thỏa thuận bán khí đốt cho Trung Quốc với trị giá 117,5 tỷ đô. Còn Ấn Độ cũng cũng đang tích cực mua dầu mỏ từ Nga vì giá rẻ & nhiều ưu đãi.
Vậy nên nếu cuộc chiến với Ukraina kéo dài thì nền kinh tế của nước Nga chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nhưng để sụp đổ thì không.
Bởi với 2 nguồn xuất khẩu chính là dầu mỏ & vũ khí thì Nga vẫn sống tốt.
Đặc biệt, chỉ với 2 thị trường là Ấn Độ & Trung Quốc mà Nga đang mở rộng hợp tác đã lớn gấp nhiều lần toàn bộ châu Âu cộng lại.
Nhưng đó chỉ là phân tích về mặt kinh tế, còn với quan điểm của mình thì luôn luôn mong cuộc chiến này sẽ sớm chấm dứt.
Bởi đối tượng phải hứng chịu thiệt hại nhiều nhất chính là người dân của cả 2 bên.
Có thể bạn sẽ thích:
Nga à sập thì việt nam cũng vỡ mồm.