Chỉ số P/E được ưa chuộng và được nhiều nhà đầu tư biết đến bởi “cha đẻ của quan điểm đầu tư giá trị” -Benjamin Graham. Graham cho rằng chỉ số này là một trong những cách nhanh nhất và dễ nhất để định giá giá trị của một cổ phiếu đang lưu hành.
Vậy các chỉ số P/E là gì và sử dụng nó như thế nào trong việc dự đoán giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Nói một cách đơn giản, P/E là ước tính điểm hòa vốn trong bao nhiêu năm để lấy lại vốn. Lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận mỗi năm, chẳng hạn một cổ phiếu có giá 10.000 đồng, lãi 1.000 đồng/năm, tức là phải hơn 10 năm mới hoàn vốn. Tương tự, nếu P/E thấp thì có thể được hiểu là rẻ nhưng nếu P/E cao thì có thể được hiểu là đắt.
Cách tính chỉ số P/E
Công thức tính chỉ số P/E:
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.
Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.
Điều đó nghĩa là…
Nếu nhà đầu tư mua nó, họ chấp nhận bỏ ra 56.18 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ VIC.
P/E giúp lựa chọn được cổ phiếu có xu hướng tăng trưởng hoặc mang đến lợi nhuận trong tương lai.
Xem nhanh chỉ số P/E
Hiện nay có khá nhiều trang web tính sẵn chỉ số P/E như Cafef, Vietstock,…
Ví dụ chungkhoan.vn đang xem nhanh chỉ số P/E của NT2 trên Cafef…
Như bạn thấy, tại thời điểm 7/11/2021, P/E của BID đang là 17.45 lần
Chỉ số P/E thế nào là tốt?
Xem video hướng dẫn chi tiết về các sử dụng chỉ số P/E tại link sau:
Chỉ số P/E thấp
Chỉ số P/E thấp thể hiện cho các nhà đầu tư thấy rằng EPS (thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu) đang ở mức cao. Điều này sẽ giúp họ đưa ra quyết định sẽ mua vào các cổ phiếu này.
Tuy nhiên P/E thấp cũng có thể là do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (bán tài sản, thanh lý tài sản,…). Khoản lợi nhuận này chỉ ở tại một thời điểm và sẽ không lặp lại trong tương lai chính điều này đã đẩy giá EPS lên cao đột xuất khiến P/E thấp.
Hoặc các cổ đông đang nắm giữ cảm thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả nên họ đã quyết định bán số cổ phần đang nắm giữ của mình ra thị trường để chốt lời khiến chỉ số P/E thấp.
Lý do của chỉ số P/E thấp:
- Cổ phiếu định giá thấp
- Doanh nghiệp đang gặp vấn đề như kinh doanh không thuận lợi, tài chính không ổn định…
- Lợi nhuận cao đột biến nhưng lý do có thể chủ quan như bán tài sản chẳng hạn.
- Doanh nghiệp đang ở đạt đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.
Nhìn chung thị trường vô cùng khó đoán và P/E cao hay thấp chỉ là mức tạm thời ở tại một thời điểm nhất định. Nó chỉ có giá trị tham khảo hơn là dựa vào đó để mua bán.
Chỉ số P/E cao
Thông thường, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả một mức giá đắt cho những doanh nghiệp hàng đầu. Vì thế mà những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Chỉ số P/E cao có thể là biểu hiện của một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, khiến chỉ số EPS thấp (thậm chí gần bằng 0) sẽ khiến chỉ số P/E ở mức lớn.
Lý do của chỉ số P/E cao:
- Cổ phiếu đang định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
- Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Chỉ số P/E tốt
Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP… của đất nước.
Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.
Nhưng thực tế, điều đó không xảy ra. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
Thận trọng vẫn là điều cần thiết nhất mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư. Tất cả các khoản đầu tư đều có rủi ro. Ngay cả những người quan tâm đến việc đầu tư vào cổ phiếu cũng sẽ tính toán Tỷ lệ P/E hoặc các tỷ số tài chính khác.
Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Chỉ số P/E là một trong những công cụ quan trọng trong việc định giá cổ phiếu hay chứng khoán, nhằm xác định giá trị hợp lý của 1 cổ phiếu nhất định. Vậy, công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E như sau:
P = EPS x (P/E) ngành
Trong đó:
P: Giá trị hợp lý của cổ phiếu
EPS: Thu nhập mỗi cổ phần. EPS có thể dễ dàng tính toán bằng cách lấy Lợi nhuận ròng trừ đi tiền chia cổ phần ưu đãi, sau đó chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. EPS cũng được công bố rộng rãi trên các chuyên trang tài chính, hoặc báo cáo tài chính của công ty.
(P/E) ngành: Chỉ số Giá/Thu nhập bình quân của ngành. Chỉ số P/E bình quân của ngành được cung cấp trên các chuyên trang tài chính. Hoặc bạn có thể tính thủ công theo mục đích của bạn bằng cách chọn ra các doanh nghiệp có cùng quy mô, cơ cấu rủi ro, tỷ suất lợi nhuận với cổ phiếu cần tính toán, sau đó tính P/E bình quân của các doanh nghiệp này theo trọng số là mức vốn hóa thị trường của mỗi doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm của phương pháp PE
Ưu điểm
Tính đơn giản
- Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn có thể dễ dàng tính được chỉ số P/E của doanh nghiệp.
- Do đó chỉ số này được rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường sử dụng.
Tính hiệu quả
- Chỉ số P/E vừa phản ánh kết quả hoạt động của công ty (EPS) và tâm lý thị trường (Price), do đó đây là chỉ số rất quan trọng để định giá đơn giản doanh nghiệp.
- Theo đó, cổ phiếu có thể tăng giá trong tương lai khi EPS tăng (P/E không đổi) hoặc mức kỳ vọng của nhà đầu tư với cổ phiếu tăng (P/E tăng).
Nhược điểm
P/E là chỉ số phổ biến nhất nhưng nó cũng có những hạn chế sau:
Nếu doanh nghiệp cố tình “xào nấu” báo cáo tài chính để lợi nhuận kế toán tăng cao thì dễ dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm nếu chỉ nhìn mỗi vào chỉ số P/E.
Các công ty trong các ngành khác nhau với những đặc điểm khác nhau về kinh doanh thì không thể dùng PE để so sánh.
Không đưa ra một ước tính định giá tốt nhất cho các công ty đang phát triển rất nhanh. Nếu chỉ nhìn vào riêng tỷ lệ PE của một cổ phiếu mà bạn muốn định giá thì hầu như có rất ít giá trị đối với việc định giá. Phải đặt PE trong mối quan hệ so sánh.
Đấy là lý do tại sao chúng ta nói PE chưa phải là một phương pháp định giá tốt nhất cho các công ty đang phát triển rất nhanh.
Tổng kết
Từ bài phân tích trên, ta có thể thấy rằng:
- Đánh giá chỉ số P/E bao nhiêu là tốt không hề đơn giản. Chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
- Nên so sánh với P/E của các doanh nghiệp cùng ngành và P/E của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ để biết được cổ phiếu đó hiện tại đang “đắt” hay “rẻ”.
- Không nên coi chỉ số P/E là nhân tố chính để quyết định mua hay bán cổ phiếu.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Chỉ số P/B
- Chỉ số P/S